Cuộc họp báo của ESO – Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam đã diễn ra trong tình trạng thông tin bị hoàn toàn phong toả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ESO đã dỡ bỏ lệnh… cấm vận bằng một dòng Tweet đầy kích thích trên Twitter:
Tạm dịch: Một hành tinh có khối lượng tương đương Trái đất được tìm thấy trong vùng duy trì sự sống xung quanh Proxima Centauri (Ảnh cắt từ trạng thái của ESO) |
Vậy là đã rõ! ESO chính thức xác nhận có một “Trái đất thứ 2” cực kỳ gần với Trái đất chúng ta.
Trong thông báo phát đi cuối ngày 24/8, ESO khẳng định sự tồn tại của một hành tinh có thể tồn tại sự sống với nước ở dạng lỏng trên bề mặt.
Ngoài việc có thể tồn tại sự sống, việc phát hiện ra hành tinh này cũng mở ra hy vọng cho việc thiết lập một ngôi nhà ngoài vũ trụ dành cho con người.
Proxima b được cho là có khối lượng nhỉnh hơn Trái đất một chút (Ảnh ESO) |
Như tin đã đưa trước đó, các nhà khoa học vận hành kính thiên văn của ESO ở Munchen, Đức, phát hiện một hành tinh có nhiều điều kiện tương tự như Trái Đất, quay quanh ngôi sao Proxima Centauri chỉ cách hệ Mặt Trời 4,5 năm ánh sáng.
Hành tinh này quy tụ những điều kiện gần như hoàn hảo để sự sống phát triển. Proxima b là hành tinh có thể tồn tại sự sống dễ nghiên cứu và tìm hiểu nhất từ trước tới nay do nằm gần Trái Đất.
Proxima Centauri khó có thể quan sát được bằng mắt thường (Ảnh ESO) |
Ở hành tinh này, 1 năm, hay một hành trình quanh Proxima Centauri chỉ kéo dài trong 11 ngày. Cận tinh nằm trong chòm sao Nhân mã, và do là một ngôi sao lùn nên nó phát ra ánh sáng khá yếu.
Hơn nữa Proxima Centauri nằm gần một ngôi sao lớn hơn là Alpha Centauri AB, vì thế gần như không thể quan sát bằng mắt thường.
Tuy nhiên, do nhiệt độ của Proxima Centauri thấp hơn so với Mặt trời nên sự sống vẫn có thể phát triển.
Tiến sỹ Guillem Anglada-Escude, đến từ Đại học Queen Mary ở London, người chỉ huy nhóm 30 nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh này cho biết: “Việc phát hiện ra hành tinh giống Trái đất ở cự ly gần nhất đã tạo ra sự hứng thú cho các nhà khoa học”.
Hình đồ họa so sánh với quỹ đạo của các hành tinh xung quanh Proxima Centauri (Proxima b) với các vùng khác trong hệ Mặt trời (Ảnh ESO) |
Trong nửa đầu năm 2016, các chuyên gia tại ESO đã tích cực nghiên cứu Proxima Centauri dựa trên kính viễn vọng đặt ở La Silla (Chile). Ngôi sao này nằm trong chiến dịch Pale Red Dot, khởi xướng bởi nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escudé thuộc ĐH Queen Mary (Anh).
Mục tiêu của chiến dịch là nhằm để xác định chuyển động kỳ lạ của ánh sáng xung quanh Cận tinh – thứ được gây ra bởi trọng lực từ một hành tinh xoay quanh nó.
Phát hiện mới này mang lại niềm vui lớn cho giới khoa học |
Những ngôi sao lùn đỏ như Proxima Centauri vốn có tính chất hoạt động khá bùng nổ, có thể mô phỏng lại sự hiện diện của một hành tinh, dù trên thực tế là không có. Chính vì thế để không… bị lừa, đội nghiên cứu đã theo dõi sự thay đổi độ sáng của ngôi sao này một cách rất cẩn thận.
Số liệu từ chiến dịch Pale Red Dot kết hợp cùng dữ liệu do các đài quan sát của ESO mang lại rốt cục đã cho ra một kết quả đáng kinh ngạc.
Họ nhận thấy, có một hành tinh với khối lượng ít nhất bằng 1,3 lần Trái đất, có quỹ đạo cách Cận tinh khoảng 7 triệu km – tức chỉ bằng 5% khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
Guillem kết luận: “Có rất nhiều explanet đã, đang và sẽ được tìm thấy, nhưng tìm ra một hành tinh đủ gần và có tiềm năng trở thành “Trái đất thứ 2″ rõ ràng là một trải nghiệm để đời đối với tất cả chúng ta. Công sức của rất nhiều người được đặt cả vào phát hiện này. Và bước tiếp theo sẽ là truy tìm sự sống trên Proxima b”.
Các văn bản mô tả rõ hơn về hành tinh này sẽ được công bố trên tạp chí Nature trong ngày 25/8/2016.
Họp báo công bố Trái Đất thứ 2: Thông tin bị cấm vận đến 0h, 25/8
(Xã hội) – (Phunutoday) – Toàn bộ thông tin liên quan đến Trái Đất thứ 2 sẽ được giữ kín đến 0h ngày 25/8. |
Tồn tại một Trái Đất thứ 2 ngay gần Trái Đất chúng ta sinh sống?
(Xã hội) – (Phunutoday) – Hành tinh này rất gần với Trái Đất và có nhiều điều kiện tương tự như Trái Đất chúng ta sinh sống. |