2016-11-03 08:58:00
[]
{"giai-thoat":"gi\u1ea3i tho\u00e1t","hoa-hoan":"h\u1ecfa ho\u1ea1n","phong-chay-chua-chay":"ph\u00f2ng ch\u00e1y ch\u1eefa ch\u00e1y","vu-chay-quan-karaoke":"V\u1ee5 ch\u00e1y qu\u00e1n karaoke"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzExLzAzL25lbi1ob2MtY2FjaC10aG9hdC1jaGF5LXRoYXktdmktcGhhaS1waG9uZy1jaGF5LWNodWEtY2hheS0wNzU5MTMuanBn.webp
Array

Nên học cách thoát cháy thay vì phải phòng cháy, chữa cháy?

Nhiều câu hỏi đặt ra từ dư luận, ngoài việc trang bị những công cụ cần thiết để phòng cháy chữa cháy. Vậy tại sao chúng ta không học và có ý thức chủ động trong việc tự giải thoát trong những cơn hỏa hoạn thế này! Và điều đầu tiên chúng ta nên làm là gì?
c-1-0729

Vụ cháy kinh hoàng ở quán karaoke trên đường Trần Thái Tông – Quận Cầu Giấy – Hà Nội khiến dư luận hết sức đau lòng. Theo cơ quan chức năng thì đã có khoảng 13 người thiệt mạng.

Cụ thể vào khoảng 14 giờ chiều 1/11, một vụ cháy bùng phát tại quán karaoke số 45, phố Trần Thái Tông, sau đó lan sang ba nhà bên cạnh. Mặt trước của bốn căn nhà bị thiêu rụi hoàn toàn. Mặt đường rơi vãi nhiều mảnh vụn do biển quảng cáo vỡ, nhiều xe máy và xe hơi bị cháy rụi. Khu vực lân cận bị khói bao trùm. Đến 17h30 chiều thì đám cháy mới được khống chế và cho đến đêm thì các thi thể nạn nhân mới dần được đưa ra đám cháy.

Người đi đường chứng kiến toàn bộ sự việc cho biết: “Tôi đi ngang qua, thấy biển quảng cáo bốc cháy. Lúc đầu, lửa chỉ men ở biển. 15 phút sau, lửa cháy to hơn, lan rộng, nhiều người hoảng loạn ào ra. Khoảng 40 phút sau khi cháy to, tôi mới thấy lực lượng cứu hỏa có mặt”. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho lực lượng cứu hỏa bởi vì ai cũng hiểu đường ở Hà Nội rất đông nên thường xuyên xảy ra kẹt xe, đặc biệt là khu vực Cầu Giấy. Các cơ quan chức năng đã làm tất cả những gì có thể nhưng lực bất tòng tâm!

Vừa qua người dân Việt Nam chúng ta chưa khỏi bàng hoàng về những cái chết thương vong trong trận hỏa hoạn tại Thủ đô Hà Nội, đây được xem là trận cháy kinh khủng nhất ở Việt Nam. Khi số người thương vong lên đến hàng chục người. Và đây không phải là vụ cháy lớn đầu tiên tại Việt Nam, thế nêncó rất nhiều vấn đề đặt ra, tại sao lại cứ lặp đi lặp lại như vậy và số người thiệt mạng lại ngày càng tăng?… Nguyên nhân chính là do đâu? Và câu chuyện về ý thức lẫn kiến thức phòng cháy chữa cháy của người dân thế nào? Cùng hàng triệu câu hỏi khác đặt ra từ dư luận, nhưng vấn đề được quan tâm ngay trước mắt được khá nhiều người quan tâm hiện nay đó chính là làm gì để thoát cháy thành công nhất…? Mời các bạn cùng khoevadep.vn khám phá và chia sẻ những lời khuyên bổ ích để thoát cháy cũng như các biện pháp phòng ngừa khi sắp xảy ra hỏa hoạn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra!

1478072171-147806016828155-thoat-hiem-hoa-hoan

 Khi có dấu hiệu hỏa hoạn, thì thang bộ là sự lựa chọn t9ốt nhất. Không nên đi thang máy trong trường hợp này (Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến 13 cái chết đáng thương trong vụ hỏa hoạn  kinh hoàng mới đây tại Hà Nội) – (Ảnh minh họa)

1. Giữ bình tĩnh và xác định đúng hướng lối thoát hiểm

– Thông thường khi chuyển đến một ngôi nhà cao tầng, mọi người thường không mấy chú ý đến sơ đồ tòa nhà mà chỉ chú ý đến căn phòng của mình, điều này khiến mọi người bị động khi bất ngờ có tai nạn, sự cố xảy ra. Hãy thay đổi nhận thức của mình để giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có. 


– Cho dù bạn đang sống trong khu chung cư, đang ở trong một khách sạn, hoặc làm việc trong một tòa nhà cao tầng, hãy làm quen với việc để ý tới ‘”floor plan” (hay còn gọi là sơ đồ tòa nhà, sơ đồ các phòng). Cố gắng ghi nhớ tổng thể sơ đồ và đặc biệt là những tuyến đường sơ tán khẩn cấp của nó.

– Khi ngửi thấy mùi khói thì phải bò ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn chịu đựng được khói. Vì sao? Vì bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy. Khi mở cửa hãy dùng tay sờ mó nó, nếu cánh cửa hoặc tay nắm quá nóng chứng tỏ lửa đang cháy ở bên ngoài. Bạn hãy hé cửa từ từ và quan sát phía ngoài, đánh giá tình hình trong lúc tay bạn vẫn giữ cánh cửa.

thoat_hiem_khi_chay_thich

(Ảnh minh họa)

2. Thoát hiểm trong hành lang

Khi chạy ra ngoài, bạn hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong hoảng loạn lửa và khói. Nếu bạn đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn, khi đến lối thoát và bước xuống cần nhớ là đi xuống chứ không phải bò xuống, tay vịn vào lang can, đừng xem nhẹ điều này vì dòng người sẽ đẩy ngã  bạn và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được (vụ chập điện tại Công ty POUCHEN, do hoảng loạn chen lấn lẫn nhau làm hơn 50 công nhân bị thương, trong đó có gần 20 công nhân bị thương rất nặng do dẫm đạp lên nhau).

3. Tự cứu lấy mình

– Một mảnh vải xé vội từ áo, quần… thấm lên chút nước bịt vào mũi sẽ trở thành tấm mặt nạ phòng độc (nhớ nên xếp vải hình tam giác, một cạnh được ngậm vào miệng sẽ giúp lọc khí và dễ thở hơn). Tất nhiên là biện pháp tạm thời chịu đựng trong thời gian ngắn để chạy thoát ra khỏi nơi có khói lửa. Ngoài ra cũng có thể nín thở vài mươi giây khi khói độc tới, không la to vì sẽ bị ngạt khói ngay, khi chạy khỏi phòng nếu trong bàn làm việc có chai nước thì nên nhớ mang theo tưới lên khẩu trang hoặc mảnh vải mà bạn đã xé từ khăn hay áo quần… nó sẽ giúp chống phỏng và hít thở dễ dàng hơn.

3_NDJL.jpg

(Ảnh minh họa)

– Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, mousse xốp, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người lửa sẽ tắt.

– Trong khi thoát ra trong khói lửa, ta dùng 01 cái khăn, quần áo đã thấm nước xoay tròn cũng làm giảm chút ít áp lực của sức nóng khói lửa.

Lưu ý: Tuyệt đối không được chạy vào phòng tắm để trốn, đặc biệt với những bạn trẻ, trong lúc tinh thần rối loạn, họ thường nghĩ tới nơi an toàn nhất đó chính là phòng tắm, vì họ nghĩ đó là nơi có nhiều nước có thể chữa cháy được cho bản thân. Nhưng đó là điều điều sai lầm, vì đây là sựu cản trở lớn khiến việc giải cứu bạn trở nên gian nan hơn và đã có nhiều cái chết trong toilet từ những vụ cháy lớn đã được báo đài phản ánh.

4. Khi thoát ra được, tuyệt đối không quay lại

Khi đã đến vùng an toàn, bạn phải chạy ngay ra ngoài và trực tiếp gọi cứu hộ. Giúp đỡ những người lính cứu hỏa bằng cách cung cấp vị trí của các nạn nhân còn mắc kẹt. Tuyệt đối không được quay lại khi đã thoát ra ngoài vì điều đó không chỉ khiến bạn đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm mà còn làm chậm nỗ lực cứu hỏa bởi những người cứu hỏa sẽ phải cứu bạn thêm một lần nữa, ảnh hưởng đến cơ hội sống của người khác. 

Bài viết mới nhất

Nghệ sĩ Việt Anh tổ chức đêm nhạc với chủ đề “Về nhà – Về giữa thiên nhiên” 

Tác giả của loạt ca khúc nổi tiếng một thời, gắn liền với tên tuổi của Thu Phương, Lam Trường lại...

Liên hoan Võ thuật Quốc tế TPHCM 2024: Sự kiện thu hút sự chú ý của giới võ thuật trong và ngoài nước

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm giao lưu văn hóa...

WoMAU làm việc với TP.HCM về công tác tổ chức Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2024

Ngày 6 tháng 11 năm 2024, Phái đoàn Hiệp hội Võ thuật Thế giới (WoMAU) đã có buổi làm việc với...

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền: Tâm huyết cùng những học sinh “cá biệt” tại trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

HOÀNG THÙY LINH TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA VPOP VỚI ALBUM MỚI

Ngày 1/11, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã chính thức trở lại đường đua âm nhạc Việt với album "Vietnamese Concert The Album", một...