Tại Nhật, những trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo khi đến trường đều có những thứ rất “kì quặc” khiến nhiều người phải choáng váng.
1. Trẻ đi học, mang theo nhiều túi đến lạ
Đối với trẻ mẫu giáo tại Nhật thì khi đi học các em phải chuẩn bị các loại túi với kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày.
Hơn nữa, các cô giáo còn dặn dò cẩn thận phụ huynh rằng chiếc túi A phải có chiều dài như vậy! túi B phải có chiều rộng như vậy!, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F… Và điều đặc biệt là những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.
2. Tất tần tật những chiếc túi trên đều do trẻ xách, còn người lớn thì không cần!
Tại Nhật, khi phụ huynh đưa đón con đi học về, bạn sẽ thấy một điều ngạc nhiên đó là tất cả các phụ huynh luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!
3. Trẻ thay quần áo liên tục
Hầu hết các trường mẫu giáo ở Nhật có đồng phục riêng. Khi trẻ đến lớp phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, thì phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa.
Thông qua những việc ở trường như thay quần áo,…những đứa trẻ tại Nhật bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.
4. Cách giáo dục ” hỗn độn”
Ở Việt Nam chắc hẳn bạn thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Thế nhưng ở Nhật thì lại khác, chúng không quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình.
Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có “anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.
5. Tại Nhật giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”
Một điều mà bạn nên biết đó là tại Nhật trẻ mẫu giáo có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…
Điều ngạc nhiên đó là ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo được các thầy cô mẫu giáo dạy cách nói “Cảm ơn”.