2016-12-27 00:20:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"chia-se":"chia s\u1ebb","ky-nang-song":"k\u1ef9 n\u0103ng s\u1ed1ng","noi-doi":"n\u00f3i d\u1ed1i","song-cham":"s\u1ed1ng ch\u1eadm"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzI2L3BoYXQtaGllbi1ub2ktZG9pLWJhbmctbmdvbi1uZ3UtY28tdGhlLTIyMzExNC5qcGc=.webp

Ngôn ngữ cơ thể “tố cáo” sự dối trá

Trung thực và tin cậy là mấu chốt của một mối quan hệ. Bị lừa dối không chỉ làm bạn bị tổn thương, mà những thông tin sai lệch còn ảnh hưởng tới các quyết  định.

Kỹ thuật nhận biết nói dối dựa trên ngôn ngữ cơ thể đã được nghiên cứu và phát triển từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhằm xác minh thông tin trong hoạt động tình báo.

Việc xác định một người đang nói dối không dễ, nhưng nếu quan sát kỹ ngôn ngữ cơ thể người đó bạn vẫn có thể nhận ra. Dưới đây là 4 dấu hiệu gợi ý cho bạn khi một người đang nói dối.

1. Chuyển động của mắt

Empty

 

Cơ thể người có hai bán cầu não, trong đó một phía dùng để ghi nhớ các sự kiện có thật. Khi nói dối, chúng ta sử dụng bán cầu còn lại và điều này vô tình cho thấy sự thiếu trung thực của bạn.

Ví dụ khi tưởng tượng ra một hình ảnh không có thật, mắt chuyển động lên trên và sang trái còn khi nhớ lại một hình ảnh có thật, mắt chuyển động lên trên và sang phải.


Tương tự, khi một người được hỏi về một cuộc nói chuyện trong quá khứ, mắt chuyển động sang trái khi nói dối và sang phải khi nói thật (ít lên trên hơn so với câu hỏi hình ảnh).

2. Biểu cảm khuôn mặt

Empty

 

Cảm xúc tự nhiên ảnh hưởng tới biểu cảm khuôn mặt, quan sát tính cân đối của khuôn mặt khi cười có thể cho biết người đó đang cười thật hay không.

Một nụ cười giả tạo sẽ chỉ sử dụng các cơ quanh miệng chứ không sử dụng toàn bộ cơ trên mặt một cách tự nhiên.

Hoặc khi thấy ai đó cắn môi khi nói, hãy cảnh giác vì điều này tố cáo rằng họ đang chần chừ với những điều mình nói ra, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể không thoải mái với thông tin sai lệch mà họ sắp cung cấp cho bạn. 

3. Sự bồn chồn, lo lắng.

Empty

 

Thông thường khi nói dối chúng ta thường cảm thấy bồn chồn lo lắng, đó là vì não bộ đang cố gắng chối bỏ cảm giác tội lỗi. Mặc dù vài người thường bị bối rối do bản tính nhút nhát, nhưng nếu quan sát thấy sự bồn chồn lo lắng tăng theo thời gian, hãy cẩn thận với người đó.

Một vài dấu hiệu khác có thể gợi ý như: quay đầu đi hướng khác, giấu mặt sau 2 bàn tay, mân mê một đồ vật trong tay,…

4. Tư thế tay

Empty

 

Khi nói dối chúng ta có xu hướng thu tay lại gần cơ thể để tăng cảm giác an toàn. Các tư thế này có thể bao gồm: khoanh tay trước ngực, dùng hai tay ôm quanh người,…

Ngoài ra, chạm tay lên mặt cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng để chỉ ra một người đang nói dối, ví dụ: gãi mũi, xoa tay, dụi mắt, sờ trán,….

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...