Một vài lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm
Cho trẻ sơ sinh ăn dặm không phải là việc dễ dàng. Chọn lựa và chế biến thức ăn dặm cũng là một mối quan tâm hàng đầu ở mẹ.
Đôi khi quá trình cho ăn có thể không thuận lợi và xảy ra nhiều điều bất ngờ. Vì thế, bạn nên tham khảo thêm những hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh ăn dặm an toàn và đúng cách dưới đây:
– Không bao giờ để bé một mình trong một chiếc ghế cao.
– Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ.
– Tránh thức ăn khó tiêu hoặc dễ gây dị ứng.
– Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
– Khi khả năng cầm nắm tốt hơn, bạn có thể cho bé bốc thức ăn vào những bữa phụ.
– Dùng nước đun sôi để nguội, hạn chế cho bé uống nước trái cây sớm vì bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
– Luôn chú ý các trường hợp: nôn trớ, nghẹt thở, dị ứng, sốt,…
Nguyên tắc khi cho ăn dặm
Ăn dặm – bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là “sứ giả” giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.
Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời mà phải xen kẽ. Thoạt đầu thì chỉ cần vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi bé đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa bé cũng đã làm quen với thức ăn thì bạn tăng dần thành bữa chính.
Các loại thực phẩm tốt cho giai đoạn ăn dặm của trẻ
Khi mới bắt đầu cho trẻ làm quen với đồ ăn đặc, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
Khi trẻ đã “tiêu thụ” tốt các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn hoặc thịt gà. Các mẹ phải đảm bảo rằng thịt phải tươi sống để đảm bảo sức khỏe cho bé. Với nguyên liệu nấu ăn mới này, mẹ nên xay nhuyễn và chế biến cùng với rau hay một số loại trái cây như táo, lê.
Khi trẻ sắp mọc răng, mẹ có thể thử cho bé ăn cá, đỗ cùng với một số trái cây khác như dâu, cam quýt, các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)
Hi vọng những hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm ở trên sẽ giúp bạn cho bé nhà mình ăn đúng cách và an toàn hơn. Nếu bé ăn đều mà không lên cân hoặc xảy ra những tình huống nguy hiểm khi bé ăn dặm, bạn nên cho bé đi khám kịp thời.