2017-01-14 09:42:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"siro-ho":"Siro ho","siro-tri-ho":"siro tr\u1ecb ho","thuoc-ho":"thu\u1ed1c ho","thuoc-tri-ho":"Thu\u1ed1c tr\u1ecb ho","tri-ho":"tr\u1ecb ho","tri-ho-cho-tre":"tr\u1ecb ho cho tr\u1ebb"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzAxLzEzL3Npcm8taG8ta2hvbmctdGhhbi10aGFuaC1uaHUtbW9pLW5ndW9pLXZhbi1uZ2hpLTE1MjAxOC5qcGc=.webp

Siro ho không “thần thánh” như mọi người vẫn nghĩ?

Nghiên cứu mới đây cho thấy siro ho không mang lại lợi ích như mọi người vẫn nghĩ, thậm chí nếu lạm dụng nó quá nhiều có thể gây nên những hậu quả xấu đối với trẻ.

Khi trẻ bị ho, các bậc phụ huynh thường có thói quen mua thuốc siro để chữa trị cho con em mình. Tuy nhiên, trong nghiên cứu do Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) thực hiện cho thấy siro không thần kỳ như mọi người vẫn nghĩ. Về lý thuyết, thuốc chống ho như Dextromethorphan (thường được gọi là DM hoặc DXM) có thể chặn phản xạ ho của cơ thể.

Thành phần siro ho cũng chứa sirô dextromethorphan, qua đó làm giảm các cơn co thắt phổi cùng những nỗ lực đẩy các chất nhầy trong phổi của bạn ra ngoài; đồng thời giúp thông mũi bằng cách thu hẹp các mạch máu. Bên cạnh đó, thuốc kháng histamin có trong siro ho được cho là giúp giảm sưng trong mũi và cổ họng.

siro

Siro ho không mang lại quá nhiều lợi ích như người ta vẫn nghĩ. Ảnh: Internet.

Thế nhưng theo ACS, các nghiên cứu mới đây không tìm thấy bằng chứng cho thấy siro ho có thể làm giảm hoặc ngừng ho. Theo đó, lợi ích mà siro ho mang lại chỉ là giúp bạn buồn ngủ và dễ dàng có giấc ngủ ngon. Điều này có thể cần thiết đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu lạm dụng siro ho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng siro ho.

Đa số các bậc phụ huynh khi thấy con gặp vấn đề về sức khỏe như sổ mũi, nhức đầu, ho, biếng ăn… đều coi thuốc si-rô là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, phần lớn các loại sirô có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

ACS đưa ra lời khuyên khi trẻ bị ho, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng máy tạo độ ẩm và ngậm kẹo ho. Và Một số nghiên cứu cho thấy uống mật ong, nước chanh hoặc trà nóng có thể giúp trẻ giảm cơn ho mà không cần tới thuốc hoặc siro ho.


Trường hợp trẻ ho kèm sốt, mũi khô, khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co ngực lõm… cần phải lập tức đưa trẻ đi khám. Tuyệt đối không sử dụng sirô ho lúc này bởi nó sẽ gây ức chế phản xạ ho, làm bệnh nặng hơn và tiến triển rất nhanh, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...