Bệnh cước là gì?
Theo một nghiên cứu trên đất nước Hàn Quốc, nơi có mùa động lạnh thì trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015, một năm có hơn một nửa số tai nạn về trường hợp ngâm tay trong nức nóng khi thấy ngứa. Trong tháng 1 có 38%, tháng 2 có 17%.
Hiện tượng ngứa xảy ra trên bề mặt của làn da, mạch máu và dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, có nguy cơ hoại tử vết thương. Vì thế, cần đưa ra các hành động để thực hiện đúng cách, đảm bảo cho sức khỏe vào mùa đông.
Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bằng bàn tay hoặc bàn chân sẽ dẫn đến các mạch máu đi đến tim bị co thắt lại. Nếu cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong một thời gian dài thì việc co mạch của các mô cơ thể sẽ bị hư hỏng sau khi kết thúc việc co thắt mạch máu trong một thời gian dài. Đây là hiện tượng thường được gọi là bị cước tay. Các ngón tay, ngón chân, tai và mũi ở trong môi trường lạnh quá lâu dễ bị cước hơn.
Cách chữa cước chân tay
– Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước + chút muối. Sau đó ngâm chân, tay vào khoảng 30′. Dùng 1 thời gian sẽ đỡ dần và khỏi hẳn
– Thoa 1 chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu đi cơn ngứa, rát và dùng 1 thời gian sẽ hết.
– Gừng tươi thái lát mỏng, sau đó dùng sát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần. Làm liên tục trong vòng 1 tuần.
Cách phòng tránh cước
Để ngăn chặn sự tê cóng an toàn nhất là tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ lạnh. Nhưng khi không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thì phải luôn luôn giữ cho các mạch máu phải được tuần hoàn.
Đi những chiếc tất bó và giày thoải mái mà không thắt chặt với độ dày thích hợp để mồ hôi được thải tốt. Trong một vài trường hợp, nên đi những đôi tất mỏn hơn so với độ dày của giày để tăng khả năng thoát mồ hôi.
Găng tay chính là một ý tưởng tuyệt vời để bảo vệ các ngón tay của bạn, tập thể dục thường xuyên cũng có ích trong việc phòng bệnh cước xảy ra.