Là người Việt Nam chắc hẳn bạn cảm thấy quen thuộc khi nhắc tới quả gấc. Tuy nhiên, với những người nước ngoài thì gấc là cái tên lạ lẫm. Nhưng dù thế nào chắc chắn một điều là bạn nên biết về loại quả này.
Quả gấc (Momordica cochinchinensis) màu đỏ rất đẹp được thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1. Gấc cũng được trồng ở Trung Quốc và khắp Đông Nam Á như một loại cây cảnh bởi màu sắc rực rỡ của nó.
Gấc còn được biết đến với tên gọi dưa đắng Trung Quốc, cundeamor và bhat karela, gấc giàu các chất chống oxi hóa beta-carotene, lycopense (cao gấp 70 lần so với cà chua) và zeaxanthin; trong đó hàm lượng beta-carotene cao nhất (gấp 10 lần cà rốt) – có trong bất kỳ các loại quả và rau củ, beta carotene là chất oxy hóa màu đỏ có trong một số loại quả và rau như quả mơ, bí ngô giúp chuyển hóa thành vitamin A và có nhiều đặc tính bảo vệ cơ thể.
Gấc có hai loại là gấc nếp và gấc tẻ. Gấc nếp ngon hơn, quả to, hạt đều và nhiều, ít gai hơn gấc tẻ.
Cây gấc có thể được trồng bằng hạt hoặc trồng từ dây. Đây là cây sống lâu năm. Cuối mùa đông, cây tàn lụi. Đến cuối mùa xuân, cây lại đâm chồi mọc thành thân mới. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau.
Ở Việt Nam, cây gấc được trồng khắp nơi vì rất dễ trồng. Cây có thể sống trên nhiều loại đất, từ đất tốt đến đất xấu và sinh trưởng rất nhanh vào mùa mưa.
Cây gấc là loài cây ưa ẩm và ánh sáng. Ở miền Bắc, người ta thường trồng vụ gấc vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch. Còn ở miền Nam, vụ gấc thường được trồng vào đầu mùa mưa.
Qủa gấc có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hàm lượng các vitamin cao. Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để làm xôi gấc. Trong khi đó, màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực,…
Trong dân gian, gấc còn được dùng để chữa sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị, chữa trĩ, làm thuốc bổ cho trẻ em chậm lớn, kén ăn, sút cân…
Cẩn thận khi dùng hạt gấc
Theo Đông y, hạt gấc có màu vàng, tính ôn, vị đắng, hơi ngọt, hơi độc, có tác dụng chống viêm, tiêu thũng, dùng để chữa mụn nhọt, sưng tấy, lở loét.
Do hạt gấc chứa độc tính có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu dùng sai cách nên cần thận trọng khi giữ hạt gấc lại để làm thuốc. Tránh dùng hạt gấc làm thuốc uống trực tiếp qua đường ruột một cách bừa bãi, thay vào đó chỉ nên dùng làm thuốc bôi ngoài da với liều lượng 2 – 4 g/ngày và phải nướng chín hạt khi dùng.