Hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp phụ thuộc vào thời gian uống thuốc sau khi giao hợp. các biện pháp tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách trì hoãn rụng trứng, ngăn trứng thụ tinh hoặc ngăn trứng đã thụ tinh vào tử cung. Thuốc hiệu quả nhất khi uống trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Thuốc Ulipristal, một dạng thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách ngăn chặn các hormone cần thiết để thụ thai. Điều này nên được thực hiện trong vòng 120 giờ giao hợp không được bảo vệ.
Ngoài uống thuốc, đặt vòng tránh thai cũng có thể áp dụng để ngăn chặn sự phát triển của trứng đã thụ tinh. Biện pháp này nên thực hiện trong vòng 5-7 ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Mặc dù an toàn, các biện pháp tránh thai khẩn cấp không được khuyến khích vì có tác dụng phụ khác nhau. Dưới đây là một số lý do không nên áp dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp.
Không hiệu quả 100%
Nghiên cứu cho thấy trong số 100 phụ nữ, có khoảng 10 phụ nữ thụ thai ngay cả khi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Điều đó cho thấy biện pháp này không hiệu quả 100%. Hiệu quả cũng phụ thuộc vào biện pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng.
Vòng tránh thai hiệu quả cao nhất với tỷ lệ thành công 99%, thuốc tránh trai khẩn cấp phương án B (levonorgestrel) có tỷ lệ hiệu quả khác nhau trong khoảng từ 52-100%. Và thuốc Ulipristal có tỷ lệ hiệu quả từ 62% đến 85%.
Ngoài ra, nếu người phụ nữ bị nôn trong vòng 2-3 giờ sau khi uống và không dùng thêm loại thuốc khác thì khả năng thụ thai và rụng trứng sẽ xảy ra.
Không bảo vệ bạn khỏi bệnh lây nhiễm tình dục (STDs)
Không giống như bao cao su nam và nữ, thuốc tránh thai khẩn cấp không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, Chlamydia, bệnh lậu và HPV. Vì vậy, nếu không chắc chắn về sức khỏe tình dục của bạn tình, bao cao su là lựa chọn tốt nhất.
Gây chảy máu âm đạo
Xuất huyết âm đạo là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp. Bình thường xuất huyết chỉ trong 2-3 ngày. Nếu quá thời gian trên bạn cần đi khám ngay lập tức.
Buồn nôn và đau đầu
Một số phụ nữ bị buồn nôn và đau đầu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Trong trường hợp xấu nhất nó cũng có thể dẫn đến nôn mửa, gây mất nước. Tuy đây không phải những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bạn nên gặp bác sỹ nếu thấy tác dụng phụ kéo dài quá 2 ngày.
Gây đau bụng và mệt mỏi
Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất phụ nữ phải đối mặt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Dạ dày có thể bị đau. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến mất nước hoặc táo bón, khiến bạn mệt mỏi. Tốt nhất là đi khám nếu thấy mệt mỏi không ngừng và đau đến mức không ăn uống được.
Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ uống thuốc ngừa thai khẩn cấp có chu kỳ chậm hoặc nhanh hơn 3-4 ngày so với bình thường. Khoảng 13-14% phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đau đớn. Hãy thử thai nếu chậm kinh 1 tuần hoặc hơn.
Một số loại thuốc làm giảm hiệu quả
Thuốc an thần có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các biện pháp tránh thai khẩn cấp. Thuốc điều trị bệnh động kinh, bệnh lao, nhiễm nấm, và HIV cũng ảnh hưởng đến chức năng của thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và tăng liều gấp đôi tùy thuộc vào loại thuốc bạn đang sử dụng.
Cân nặng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc
Nghiên cứu cho thấy thuốc tránh thai khẩn cấp ít hiệu quả ở phụ nữ béo phì, nhưng không gây ra tác hại. Thuốc Ulipristal kém hiệu quả nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) hơn 35. Hiệu quả của kế hoạch-B giảm nếu BMI của bạn là hơn 25, và nó có thể không có tác dụng nếu chỉ số BMI lớn hơn 30.