2017-11-30 20:07:33
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"ky-sinh-trung":"k\u00fd sinh tr\u00f9ng","tinh-duc":"t\u00ecnh d\u1ee5c","truyen-benh":"truy\u1ec1n b\u1ec7nh"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzExLzMwLzEtMjAwNi5qcGc=.webp

Loài ký sinh trùng truyền bệnh tình dục cho hàng trăm triệu người

Ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây bệnh tình dục được phát hiện cách đây gần 200 năm, đến nay tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Học, Phòng khám Nam học – Tình dục, Khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết y văn thế giới ghi nhận loại ký sinh trùng gây bệnh lan truyền qua đường tình dục phổ biến nhất là Trichomonas vaginalis, gọi tắt là “trich” hoặc T. vaginalis. Đây là loài ký sinh trùng đơn bào.

Hầu hết đàn ông nhiễm T. vaginalis không biểu hiện triệu chứng nhưng họ sẽ truyền bệnh cho bạn tình. Triệu chứng thường gặp là cảm giác kích thích ở niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, tiểu đau hoặc xuất tinh đau. Phụ nữ nhiễm T. vaginalis thường ra huyết trắng ngả vàng hoặc xanh nhạt, có mùi hôi, cảm thấy kích thích vùng sinh dục, tiểu gắt. Một số bệnh nhân khác có biểu hiện nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng.

1

 

Nghiên cứu cho thấy đường lan truyền chủ yếu của Trichomonas vaginalis là quan hệ tình dục với người đã nhiễm ký sinh trùng này. Nếu không được điều trị đúng đắn, bệnh có thể gây đau vùng chậu mạn tính ở phụ nữ và viêm niệu đạo không do lậu cho nam giới.

Nhà khoa học Donne đã tìm ra dấu vết của ký sinh trùng Trichomonas vaginalis từ năm 1836. Đến nay tỷ lệ lây nhiễm do T. vaginalis vẫn ở mức cao do hầu hết người mắc bệnh không phát hiện sớm để điều trị nên tiếp tục truyền cho bạn tình.

Thống kê năm 2007 tại Mỹ ghi nhận T. vaginalis chiếm 1/3 số ca bệnh lan truyền qua đường tình dục. Trung bình mỗi năm có 7,4 triệu bệnh nhân mới được ghi nhận, theo Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Một nghiên cứu khác ước tính thế giới có khoảng 170 triệu người nhiễm ký sinh trùng T. vaginalis trong suốt cuộc đời, tức cứ 4 người sẽ có một trường hợp mắc.


Theo bác sĩ Học, bệnh T. vaginalis có thể điều trị thành công bằng một liều kháng sinh dùng đường uống dựa trên chỉ định của bác sĩ. Vì có nguy cơ tái nhiễm, tất cả bạn tình của bệnh nhân cũng phải được điều trị tương tự. Thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu triệu chứng kéo dài, bệnh nhân cần dùng kháng sinh liều cao hơn.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...