2018-02-02 21:19:05
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb"}
{"au-da":"\u1ea9u \u0111\u1ea3","khuc-con-cau":"kh\u00fac c\u00f4n c\u1ea7u"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzAyLzExLTIxMTQuanBn.webp

Không phải boxing hay võ thuật, môn thể thao này vẫn cho phép VĐV đánh nhau ngay trên sân

Cuộc chiến giữa hai hay nhiều cầu thủ chỉ kết thúc khi có một người ngã ra sân băng, lúc đó trọng tài mới có trách nhiệm giải tán cuộc ẩu đả.

Khúc côn cầu trên băng (hockey) hay băng cầu là cuộc thi đấu giữa hai bên gồm các vận động viên sử dụng giày trượt băng, diễn ra trên một sân băng phẳng, sử dụng một đĩa hình tròn làm từ cao su lưu hóa có đường kính 3 inch (76,2 mm) gọi là puck.

1

 

 Puck thường được được để lạnh đến đóng băng trước các trận đấu ở trình độ cao để giảm độ nảy và ma sát trên băng. Khúc côn cầu là môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Mỹ, Canada, Phần Lan, Latvia, Cộng hòa Séc và Slovakia… Là những quốc gia đặc biệt ưa chuộng môn thể thao này. Khúc côn cầu trên băng được thi đấu ở nhiều cấp độ và mọi lứa tuổi.

Cơ quan điều hành thi đấu quốc tế là Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Quốc tế (IIHF). Khúc côn cầu trên băng được tổ chức tại Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924, cũng như góp mặt trong Thế vận hội Mùa hè 1920. Khúc côn cầu trên băng nữ được thêm vào Thế vận hội Mùa đông 1998.

Là môn thể thao có phần quyết liệt trên sân băng, đôi lúc các cầu thủ khó có thể kiểm soát được tốc độ và dẫn đến xung đột giữa hai hay nhiều người.


Giải đấu khúc côn cầu Bắc Mỹ có một điều kỳ lạ: Cho phép các cầu thủ giữa hai đội đánh nhau để giải quyết những va chạm trên sân băng. Đó còn được coi là cách thể hiện bản lĩnh đàn ông và sự dũng cảm.

 Theo truyền thống của làng khúc côn cầu Bắc Mỹ, trong mỗi đội thường có một cầu thủ to khỏe, hung hăng nhất, gọi là “goon”. Người này luôn sẵn sàng phản kháng hoặc lao vào đánh đối phương túi bụi nếu xảy ra cãi vã, xung đột.

2

Theo truyền thống của làng khúc côn cầu Bắc Mỹ, trong mỗi đội thường có một cầu thủ to khỏe, hung hăng nhất, gọi là “goon”. Người này có trách nhiệm phản kháng, đánh lại đối phương khi đồng đội bị đe dọa 

Tuy nhiên, có hẳn điều luật riêng liên quan đến ẩu đả trong môn khúc côn cầu: Chỉ được phép đánh nhau tay bo, cấm dùng gậy hockey, cầm cởi giày. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi có một cầu thủ ngã ra sân băng, lúc đó trọng tài mới có trách nhiệm giải tán cuộc ẩu đả.

Dù gặp phải vô vàn chỉ trích từ truyền thông và người yêu thể thao trên toàn thế giới, luật cho phép đánh nhau trong trận khúc côn cầu vẫn không thay đổi.

Những người hâm mộ khúc côn cầu Bắc Mỹ không chỉ đến sân để xem những bàn thắng đẹp, họ còn đến để xem “boxing trên sân băng”:

3

 

     

4

 

5

 

9

 

Trọng tài đứng nhìn hai hoặc nhiều cầu thủ “tỉ thí”:

6

 

   Đổ máu, mất vài ba cái răng hoặc bất tỉnh nhân sự là chuyện… bình thường:

8

 

7

 

     Đôi lúc, các cổ động viên quá khích cũng gây chiến với nhau, ác liệt không kém cầu thủ dưới sân băng:

10

 

11

 

12

 

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...