Đã bao nhiêu lần bạn bị nói “không”, “bạn không thể” hay bạn không được phép làm điều gì đó? Khi còn nhỏ, phản ứng tự nhiên của chúng ta sẽ là vùng vằng tay chân, nước mắt nước mũi giàn giụa…. Chúng ta luôn muốn làm những gì mà không được phép.
Nhưng khi lớn hơn, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề. Vậy nên một thiếu niên có thể lẻn ra ngoài trong giờ giới nghiêm, một thanh niên có thể lờ đi tất cả những gì là hợp lý và làm những gì mà họ biết là không được làm. Đó là lý do tại sao không ai muốn nghe câu: “Tôi đã nói với bạn rồi”.
Trải nghiệm và rút ra kinh nghiệm từ việc làm của mình và đạt được sự khôn ngoan từ những sai lầm là điều đã ăn vào máu ngay khi chúng ta sinh ra. Và việc bị nói rằng không thể làm việc đó sẽ làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Tại sao? Bởi vì nó sẽ gây tò mò và một khi bộ não bị thôi thúc, sẽ thật khó để dừng lại.
Tò mò là một phần của bộ não thúc đẩy chúng ta tiến lên, giúp chúng ta học cách lựa chọn cho bản thân, từ ngu ngốc đến thông minh và dẫn dắt chúng ta khám phá ra những điều mới mẻ trong chính bản thân mình và cuộc sống. Đó cũng là mong muốn bản năng dẫn dắt chúng ta đi, cho dù con đường đó tối tăm, mù mịt tới đâu.
Theo Jack Panskepp, tác giả cuốn Affective Neuroscience, lý do khiến con người không ngừng khám phá và cố gắng trải nghiệm mọi thứ trong cuộc sống là bởi chúng đã nằm trong bộ gen của chúng ta.
Mọi động vật có vú đều có nhu cầu khám phá bất cứ điều gì để có cơ hội sống sót tốt hơn. Vì nó liên quan với trung tâm tưởng thưởng trong não nên bạn sẽ cảm nhận được sự tưởng thưởng đó khi theo đuổi bất cứ điều gì khiến bạn tò mò.
Vì vậy, mong muốn biết một người mới, có 1 vị trí mới, nghe một bản nhạc mới hay khám phá những vùng đất mới là để trải nghiệm lại cảm giác đi săn, chứ không phải là để cố hoàn thành một nhiệm vụ. Đó là vì sao cùng nhau giải quyết vấn đề lại giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn là khi đã hoàn thành nó.
Hạnh phúc là khi bạn đạt được mục tiêu nhưng hành trình đến nó mới là điều khiến bạn hạnh phúc nhất.