BỆNH HỞ VAN TIM LÀ GÌ?
Bệnh hở van tim có thể ảnh hưởng đến bất kỳ van nào trong tim bạn. Van tim của bạn có nắp để mở và đóng với mỗi nhịp tim, cho phép máu chảy qua các buồng trên, dưới của tim và phần còn lại của cơ thể. Các khoang phía trên của tim là tâm nhĩ, và các khoang phía dưới của tim là tâm thất.
Trái tim của bạn có bốn van:
– Van ba lá, nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
– Van phổi, nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi.
– Van hai lá, nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.
– Van động mạch chủ, nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ aorta.
Máu chảy từ tâm nhĩ phải và trái qua van ba lá và van hai lá, chúng mở ra để máu chảy vào tâm thất trái và phải. Các van này sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược trở lại.
Một khi tâm thất đã đầy máu, chúng bắt đầu co lại, buộc các van phổi và động mạch chủ phải mở ra. Máu sẽ chảy vào động mạch chủ và động mạch phổi. Động mạch phổi mang máu khử oxy từ tim đến phổi. Động mạch chủ, là động mạch lớn nhất của cơ thể, thì có tác dụng mang máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể.
Van tim hoạt động bằng cách đảm bảo rằng máu chảy theo hướng về phía trước và không giữ lại máu hoặc gây rò rỉ máu. Nếu mắc bệnh hở van tim, van sẽ không thể thực hiện đúng công việc này. Điều này có thể gây ra do sự rò rỉ máu trong cơ thể.
Một số người bị hở van tim có thể không có triệu chứng rõ ràng, trong khi những người khác có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, và cục máu đông nếu hở van tim không được điều trị.
NGUYÊN NHÂN HỞ VAN TIM
Có nhiều nguyên nhân gây hở van tim khác nhau. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
– Dị tật bẩm sinh;
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm mô cơ tim;
– Thấp khớp (viêm nhiễm do nhiễm trùng Streptococcus nhóm A gây ra);
– Sự thay đổi liên quan đến tuổi tác;
– Nhồi máu cơ tim;
– Bệnh động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp và cứng lại), bệnh tim (bao gồm sự thoái hoá trong cơ tim);
– Giang mai (một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tương đối hiếm);
– Cao huyết áp;
– Phình động mạch chủ (động mạch chủ bị sưng hoặc phình bất thường);
– Xơ vữa động mạch (làm cứng các động mạch);
– Thoái hóa myxomatous (sự yếu đi của mô liên kết trong van hai lá);
– Lupus (rối loạn tự miễn dịch mãn tính);
TRIỆU CHỨNG HỞ VAN TIM
Triệu chứng của bệnh hở van tim thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Sự xuất hiện của các triệu chứng thường cho thấy những ảnh hưởng đến dòng máu. Nhiều người bị hở van tim nhẹ hoặc trung bình không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
– Khó thở;
– Tim đập nhanh;
– Tức ngực;
– Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu;
– Đau đầu;
– Ho;
– Giữ nước, có thể gây sưng ở các chi dưới và bụng;
– Phù phổi, được gây ra bởi chất lỏng dư thừa có trong phổi.
ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM
Điều trị hở van tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căn bệnh và các triệu chứng. Hầu hết các bác sĩ đề nghị bắt đầu bằng phương pháp điều trị chủ động, bao gồm:
– Theo dõi sức khỏe thường xuyên;
– Bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc;
– Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh;
Các loại thuốc thường được kê toa là:
– Beta-blockers và thuốc chẹn kênh canxi, giúp kiểm soát nhịp tim và lưu lượng máu;
– Thuốc lợi tiểu để giảm lưu giữ nước;
– Thuốc giãn mạch, là những loại thuốc mở hoặc làm giãn mạch máu;
Nếu cần thiết có thể phải phẫu thuật thay thế van tim. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể sẽ cần phẫu thuật nếu triệu chứng của bạn gia tăng ở mức độ nghiêm trọng. Điều này bao gồm thay thế van tim bằng một trong các cách sau:
– Mô của riêng bạn;
– Van động vật nếu bạn đang thay thế van sinh học;
– Van được hiến tặng từ người khác;
– Van nhân tạo.
PHÒNG NGỪA HỞ VAN TIM
Bệnh hở van tim là một trong những bệnh có triệu chứng rõ ràng nhất trong các căn bệnh về tim. Do đó, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống.
– Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Kiểm tra huyết áp để biết kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ. Nếu có hiện tượng cao huyết áp bạn cần đến bệnh viện để được điều trị ngay vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn ảnh hưởng đến van tim.
– Ăn uống điều độ, tránh béo phì: Khi bị thừa cân, tim phải co bóp nhiều hơn dẫn tới việc van tim bị ảnh hưởng xấu. Do đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý, chú ý tập thể dục, áp dụng phương pháp giảm cân hiệu quả.
– Không uống cà phê: Cà phê sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp tim.
– Không uống rượu: Tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, uống rượu nhiều có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van.