Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4.2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong cho 1/5 người ở Hoa Kỳ.
Bài viết này đưa ra một số phương pháp làm sạch phổi mà mọi người có thể sử dụng để làm sạch phổi của mình một cách tự nhiên nhất.
Có thể tự làm sạch phổi của mình không?
Sức khỏe phổi rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của một người. Phổi là cơ quan có khả năng tự làm sạch, tự chữa lành sau khi ai đó ngừng tiếp xúc với chất ô nhiễm, ví dụ khi một người bỏ hút thuốc lá.
Sau khi phổi tiếp xúc với ô nhiễm, chẳng hạn như khói thuốc lá, ngực của một người có thể cảm thấy đầy, tắc nghẽn hoặc bị viêm. Chất nhầy tập hợp trong phổi dẫn đến “thu hút” vi khuẩn và mầm bệnh, góp phần gây ra cảm giác nặng nề ở ngực.
Mọi người có thể có thể sử dụng các kỹ thuật cụ thể để giúp làm sạch chất nhầy và chất kích thích trong phổi để làm giảm tắc nghẽn ngực và các triệu chứng khác.
Một số phương pháp này cũng có thể mở đường thở, cải thiện dung tích phổi và giảm viêm, giúp giảm tác động của ô nhiễm và khói trong phổi.
Một số cách làm sạch phổi:
Dưới đây, các chuyên gia của trang Medicalnewstoday đưa ra các bài tập thởvà thay đổi lối sống có thể giúp mọi người loại bỏ chất nhầy dư thừa từ phổi và cải thiện hơi thở.
1. Liệu pháp hơi nước
Liệu pháp hơi nước, hoặc hít hơi nước, liên quan đến việc hít hơi nước để mở đường thở và giúp hạn chế chất nhầy tích tụ trong phổi.
Những người mắc bệnh phổi có thể nhận thấy các triệu chứng của mình trở nên tồi tệ hơn trong không khí lạnh hoặc khô. Khí hậu này có thể làm khô màng nhầy trong đường thở và hạn chế lưu lượng máu.
Ngược lại, hơi nước làm tăng thêm hơi ấm và độ ẩm cho không khí, nhờ đó có thể cải thiện hơi thở và giúp làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở và phổi. Hít hơi nước có thể giúp giảm đau tức thì và giúp mọi người dễ thở hơn.
Một nghiên cứu nhỏ của Đại học Akita, Bệnh viện thành phố Akita, Nhật Bản, liên quan đến 16 nam giới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – một bệnh phổi gây khó thở, cho thấy liệu pháp mặt nạ hơi nước giúp làm cho nhịp tim và nhịp hô hấp thấp hơn đáng kể so với liệu pháp mặt nạ không hơi nước.
Tuy nhiên, những người tham gia đã không báo cáo những cải thiện trong chức năng hô hấp của họ về lâu dài hay không.
Liệu pháp này có thể là một giải pháp tạm thời hiệu quả, nhưng các nhà nghiên cứu cần nghiên cứu thêm trước khi họ hiểu được đầy đủ lợi ích của liệu pháp hơi nước đối với sức khỏe phổi.
2. Kiểm soát cơn ho
Ho là cách tự nhiên để cơ thể thải độc tố đang mắc kẹt trong chất nhầy. Kiểm soát ho sẽ làm giảm chất nhầy dư thừa trong phổi bằng cách đưa nó qua đường thở.
Các bác sĩ khuyên rằng những người bị COPD nên thực hiện bài tập này để giúp làm sạch phổi của họ.
Mọi người có thể làm theo các bước dưới đây để làm sạch chất nhầy dư thừa trong phổi:
– Ngồi xuống một chiếc ghế với vai thư giãn, 2 chân đặt trên sàn nhà.
– Khoanh tay trên bụng.
– Từ từ hít vào qua mũi
– Từ từ thở ra trong khi nghiêng về phía trước, đẩy cánh tay vào bụng.
– Ho 2 hoặc 3 lần trong khi thở ra, giữ cho miệng hơi mở.
– Từ từ hít vào qua mũi.
– Nghỉ ngơi và lặp lại khi cần thiết.
3. Đưa chất nhầy ra khỏi phổi
Tùy thuộc vào tư thế khác nhau để sử dụng trọng lực sẽ có tác dụng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Phương pháp này có thể cải thiện hô hấp và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng phổi.
Ở tư thế nằm ngửa:
– Nằm xuống sàn hoặc giường.
– Đặt gối dưới hông để đảm bảo ngực thấp hơn hông.
– Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Mỗi lần thở ra phải mất gấp đôi thời gian hít vào, được gọi là thở 1:2.
– Tiếp tục trong vài phút.
Ở tư thế nằm nghiêng:
– Nằm nghiêng sang một bên, tựa đầu lên một cánh tay hoặc gối.
– Đặt gối dưới hông.
– Thực hành kiểu thở 1:2.
– Tiếp tục trong vài phút.
– Lặp lại ở phía bên kia.
Ở tư thế nằm sấp:
– Đặt một chồng gối trên sàn nhà.
– Nằm xuống với bụng úp trên gối.
– Khoanh tay dưới đầu để được hỗ trợ.
– Thực hành kiểu thở 1:2.
– Tiếp tục trong vài phút.
4. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người. Thói quen này cũng làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm đột quỵ và bệnh tim.
Tập luyện cơ bắp để làm việc chăm chỉ hơn, làm tăng nhịp thở của cơ thể, dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ bắp nhiều hơn. Nó cũng cải thiện lưu thông, làm cho cơ thể hiệu quả hơn trong việc loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa mà cơ thể tạo ra khi tập thể dục.
Cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi để đáp ứng nhu cầu tập thể dục thường xuyên. Các cơ bắp sẽ học cách sử dụng oxy hiệu quả hơn và tạo ra ít carbon dioxide hơn.
Mặc dù tập thể dục có thể là điều không dễ dàng đối với những người mắc bệnh phổi mãn tính, những người này cũng có thể được hưởng lợi từ việc tập thể dục thường xuyên. Những người bị COPD, xơ nang hoặc hen suyễn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu những bài tập thể dục mới.
5. Uống trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Nutritio vào tháng 1/2018 liên quan đến hơn 1.000 người lớn ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.
6. Tiêu thụ thực phẩm chống viêm
Viêm đường hô hấp có thể làm cho khó thở và khiến ngực cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn. Ăn thực phẩm chống viêm có thể làm giảm viêm để giảm các triệu chứng này.
Thực phẩm giúp chống viêm bao gồm: Củ nghệ, rau lá xanh, quả anh đào, quả việt quất, ô liu, quả óc chó, các loại đậu…
Các độc tố từ khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí xâm nhập vào phổi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những chất độc này cuối cùng bị giữ lại bên trong chất nhầy. Sức khỏe hô hấp tốt phụ thuộc vào việc cơ thể có loại bỏ chất nhầy từ phổi và đường thở hay không.