Làm 5 việc dưới đây càng chậm, sức khỏe càng tốt
1. Ăn “chậm”
Ăn với tốc độ chậm, khi ăn nhai càng chậm càng tốt, mỗi bữa ăn nhai ít nhất 20-30 lần, khiến thức ăn nước bọt hòa lẫn vào nhau, điều này có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.
2. Đi vào giấc ngủ “chậm”
Đi vào giấc ngủ “chậm” ở đây có nghĩa là ngủ sớm, bất kể công việc có bận như thế nào, bạn nên đi ngủ trước 22h. Trước khi đi ngủ, bạn nên bỏ qua tất cả mọi suy nghĩ, đầu óc được thư giãn để không ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ tốt mới giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và trạng thái tinh thần tốt.
3. Thức dậy “chậm”
Sau một đêm ngủ, máu chảy chậm và máu đặc, buổi sáng là thời kỳ nguy hiểm của bệnh tim mạch, vì vậy hãy cẩn thận khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Buổi sáng bật dậy quá nhanh sẽ gây thiếu máu cục bộ ngắn trong não, từ đó có thể gây ra tai nạn như đột quỵ. Do đó, sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên nhắm mắt trong 3 phút, nằm yên trên giường, cử động chân tay trong khoảng 5 phút và từ từ ngồi dậy.
4. Uống nước “chậm”
Vào mùa hè cơ thể mất nước rất nhanh, rất nhiều người chờ đợi đến khi khát mới uống nước, đặc biệt là khi uống sẽ uống rất nhiều. Điều này sẽ làm cho dạ dày đầy và làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa. Do đó, cần phải uống nước với tốc độ chậm, uống từng ngụm nhỏ, mỗi lần uống khoảng 200ml, nên uống số lượng ít và nhiều lần.
5. Tâm trạng “chậm”
Sau tuổi trung niên, bạn phải đối mặt với nhiều áp lực của xã hội và công việc, cơ thể thường mệt mỏi, nên hay gắt gỏng một cách bất thường. Cảm xúc tức giận sẽ không tốt cho sức khỏe, đồng thời không thể giải quyết tốt bất kỳ vấn đề nào. Do đó, cần giữ tâm trạng “chậm”, tức là thường xuyên duy trì thái độ tích cực. Khi có chuyện không vui, nên nghe nhạc, đọc sách, hoặc chia sẻ với những người thân trong gia đình hay bạn bè xung quanh.
Lời khuyên để bảo vệ sức khỏe? Các loại thực phẩm khác nhau, mang lại giá trị dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể, vì vậy cần phải chú ý đến chế độ ăn uống đa dạng, mỗi ngày nên ăn khoảng 12 loại thực phẩm, ít nhất là 25 loại mỗi tuần, mỗi ngày ăn 500g rau và 200g trái cây, để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể.
Ngoài ra, ăn nhiều ngũ cốc và rau quả chứa nhiều chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và giúp đào thải những độc tố trong cơ thể ra ngoài. Phát triển thói quen đi đại tiện mỗi ngày, để duy trì sự trao đổi tốt trong cơ thể.
Bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu và thức khuya. Duy trì tập thể dục vừa phải có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, cải thiện chức năng tim phổi, tăng cường thể lực và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.