Trước tiên, khái niệm “trẻ trâu” xuất hiện khoảng ba – bốn năm trước và nhanh chóng được cộng đồng game thủ hay thành viên của các diễn đàn sử dụng rộng rãi nhằm ám chỉ một bộ phận thanh niên ngông cuồng, bốc đồng, ít hiểu biết nhưng thích thể hiện. Cùng với sự ra đời, bùng nổ của mạng xã hội, “trẻ trâu” (còn được biết đến với hai biến thể: “trẩu” và“trẩu tre”) đã được cộng đồng mạng vận dụng trong giao lưu trực tuyến, chia sẻ quan điểm như một từ thông dụng để…chửi. Qua quan sát cách hành xử mang màu sắc côn đồ của nhân vật chính trong sự kiện tối qua, nguyên nhân vụ việc xuất phát từ một xích mích cỏn con và lời thách đấu trong clip công khai trên Facebook đều cho kết quả khớp với lý thuyết hiện tại về trẻ trâu.
Chân dung hai cô gái hẹn đánh nhau trên phố Nguyễn Huệ. |
Trong một bài viết cách đây không lâu về bệnh “Tưởng” của người trẻ Việt, tôi có nhắc đến sự hấp dẫn phù phiếm mà người dùng Facebook cố gắng gây dựng cho hình ảnh của họ bằng mọi giá. Và “sống ảo” chính là triệu chứng đầu tiên của việc mắc bệnh Tưởng, khi mà cuộc sống hay hình ảnh cá nhân xuất hiện trên mạng còn quan trọng hơn cuộc sống thực của họ. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng ở thời điểm hiện tại, sống ảo đã trở thành một trào lưu chứ không còn đơn thuần là một thói quen xấu. Với một người sống ảo mẫu mực, không gì ê chề hơn chuyện bị người khác hạ thấp “cái tôi”, bị coi thường, bị đánh đồng với “anh hùng bàn phím”-những người gõ (phím) được nhưng không làm được. Cuộc hành trình bước từ mạng ảo ra đời thực của hai cô gái trẻ đã được bắt đầu bằng tư tưởng đó.
Yếu tố “làm màu” trong màn kịch trên đã quá rõ ràng: Thường, nếu muốn “giải quyết” bằng bạo lực, kể cả kẻ có máu Trương Phi trong người cũng sẽ tìm đến một địa điểm kín đáo, vắng người lại qua để dễ bề “hành sự” . Đằng này, hai bạn nữ lại quyết đặt lịch “một phen sống mái” trên một tuyến phố đi bộ nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Dường như trong đầu óc của hai bạn trẻ này không tồn tại nhận thức pháp luật, hoặc ít nhất là sự xấu hổ.
Sự kết hợp của ba yếu tố trên đã “lay động” bản tính hiếu kỳ của người khác, từ đó lôi kéo hàng trăm người tụ tập, hò reo. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy độ “điên” của hai cô gái chẳng bằng một phần mười so với đám đông hiếu kỳ đổ dồn về phố Nguyễn Huệ. Thiết nghĩ, những người cổ vũ, kích động cho hành động sai trái này còn đáng bị mời lên phường hơn hai nữ quái đầu tóc rực rỡ kia.
Vụ cô giáo cung bọ cạp: Đừng để bị dắt mũi thêm nữa!
Vụ việc cô giáo L.N. có những lời lẽ xúc phạm học viên khiến dư luận bất bình. Nhưng hình như chúng ta đang bị đánh lừa, bởi cô, bởi “ekip” kia hay chính mình? |