Từ tháng 7, nước bắt đầu rút đi và đến mùa đông thì lòng hồ lấy lại kích thước nguyên bản – một công viên lại quay trở lại cho những người đi dạo.
Cả công viên chìm dưới lòng hồ |
Gruner See, cái tên có nghĩa đen là “hồ xanh”, là một hồ nằm ở Styria, Áo, gần thị trấn Tragoss, dưới chân núi Hochschwab tuyết phủ. Giữa mùa đông, hồ chỉ sâu 1-2 mét và được bao quanh bởi một công viên của địa phương. Đây là địa điểm ưa thích của những người đi tản bộ. Nhưng khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên vào mùa xuân, băng giá và tuyết trên đỉnh núi dần tan chảy và trôi xuống lòng đất trũng bên dưới. Hồ dâng lên bao trùm mọi thứ kể cả công viên.
Hồ đạt độ sâu lớn nhất lên đến 12m giữa mùa hè, và đó cũng là lúc khung cảnh được xem là đẹp nhất. Nhiều khách du lịch đến đây đã không thể tin được một công viên khô ráo bình thường với những lối đi được làm để tản bộ, lại có thể trở thành một hồ nước để mọi người lặn xuống khám phá.
Màu xanh của thảm cỏ và thực vật khiến hồ có tên gọi “Hồ xanh” |
Mực nước dưới hồ đạt mức sâu nhất khoảng 12 mét vào mùa hè |
Cây cầu trong “công viên dưới nước” |
Gruner See có một màu xanh đặc biệt, đúng như cái tên của nó, từ cỏ và những tán lá bên dưới. Hơn thế nữa, nhờ tuyết trên núi tan chảy, nước ở hồ lạnh và trong suốt như pha lê. Nhiệt độ dưới hồ nằm trong khoảng từ 4-8 oC, và những người lặn thường ngắm đồng cỏ xanh ở khu cạnh hồ vào tháng 6, khi nước lên cao nhất. Dưới mặt nước, cỏ ở núi và những bông hoa hiện lên rõ rệt trong trạng thái nở rộ. Người lặn còn có thể nhìn thấy những chiếc ghế dài, một cây cầu và những lối đi, với ánh sáng chiếu xuyên mặt nước, tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp mắt và kì diệu.
Và mùa đông, công viên lại quay về như bình thường. Ảnh: Flickr Neo_ii |
Những thành phố “đáng sống” nhất Việt Nam
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đà Nẵng có bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố Đà Lạt mờ hơi sương… |