Cơ quan sinh dục của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Nhưng vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé là một việc không mấy dễ dàng vì nhiều bà mẹ trẻ sợ làm con đau hoặc không biết về sự cần thiết của việc làm này. Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
Dưới đây là một số kĩ năng vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần nắm vững để con được phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Cơ quan sinh dục của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm – các mẹ hãy lưu ý! |
Vì thế bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thao tác chăm sóc, lau rửa cho con. Không như trẻ lớn, trẻ sơ sinh tiêu, tiểu rất nhiều trong ngày và bất kỳ lúc nào nên người chăm sóc cần phải nhận biết và xử lý kịp thời, nếu không sẽ kích ứng da và gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái.
Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái
“Vùng kín” của bé gái là một bộ phận cơ thể rất quan trọng và nhạy cảm. Vì thế cách vệ sinh vùng kín ở bé gái phải cẩn thận hơn, do cấu tạo của cơ quan sinh dục phức tạp.
Âm hộ là bộ phận sinh sinh dục của bé gái. Do bộ phận sinh dục nữ nằm sâu ở bên trong khác với bộ phận sinh dục của nam giới, do đó việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái khó hơn và cần được làm cẩn trọng hơn.
Cụ thể, bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái bằng cách giữ 2 chân của bé dang rộng và sử dụng một miếng bông cotton sạch để lau khu vực đó.
– Khi vệ sinh cho bé, mẹ nên dùng một chiếc khăn ướt lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây truyền những loại vi khuẩn gây hại từ hậu môn lan ra âm đạo.
– Tuyệt đối không sử dụng xà bông để vệ sinh vùng kín. Trong trường hợp mẹ sử dụng những loại xà bông có hoạt tính dịu nhẹ để tắm cho bé, bạn cần chắc chắn rằng nó không “tẩy” sạch tất cả các loại vi khuẩn “cư trú” trong vùng kín của âm đạo, bởi ngoài những vi khuẩn gây hại, “vùng kín” còn có nhiều vi khuẩn có lợi.
– Khi muốn lau và vệ sinh vùng kín, mẹ nên dùng khăn vải mềm chấm nhẹ thay vì trà xát mạnh, sẽ gây nên những tổn thương cho vùng da nhạy cảm nơi đây.
– Nếu mẹ nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.
Lưu ý:
-Sau khi rửa cho bé, bạn nên để thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm.
-Mẹ nên chọn loại bỉm thấm hút, khử mùi tốt và rửa nước mỗi lần thay bỉm cho bé. Các loại bỉm mỏng, mềm mại và thấm hút tốt để đảm bảo bé không bị bí, không bị cọ rát và nước tiểu ngấm vào làm vùng kín của bé bị viêm hoặc hăm đỏ.
– Không nên đóng bỉm cho bé cả ngày. Mẹ cần để bé có những khoảng thời gian không đóng bỉm để thoải mái hơn.
– Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh mà chỉ cần nước ấm sạch và khăn mềm là được.
-Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã.
Mẹo để sữa mẹ nhiều và luôn thơm sau khi sinh em bé
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹo để sữa mẹ nhiều và luôn thơm sau khi sinh em bé – là phụ nữ các bạn hãy biết. |