Áp dụng công thức “3 lớp” gia vị: mặn (muối, nước mắm,hạt nêm…); ngọt (đường, mật ong, nước cốt trái cây…); cay (ớt, gừng, sa tế, hạt tiêu…), kết hợp thêm một muỗng dầu gạo để nguyên liệu thấm đều gia vị. Đồng thời, một lớp dầu gạo bên ngoài không chỉ giúp món ăn mềm, dai mà còn giữ được chất dinh dưỡng bên trong. Đây là bí quyết cho món thịt chiên thơm lừng, đậm đà, kích thích vị giác.
Thức ăn cháy khét sẽ làm mất vitamin có lợi cũng như dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, dầu gạo có điểm bốc khói cao (hơn 240 độ C), giúp món ăn hạn chế cháy khét và làm cho món chiên trong dai ngoài giòn, vàng ruộm đẹp mắt.
Ngâm thịt với bia trong 20 phút rồi vớt ra, phủ một lớp bột mì trước khi chiên sẽ khiến món ba rọi giòn da “chuẩn tiệm”.
Nguyên tắc cân bằng là bí quyết cho món salad hài hòa hương vị: các loại rau mềm (cải mầm, xà lách xoắn, xà lách chân vịt…) nên trộn kèm với củ quả cứng (lê, táo, dưa hoàng kim, cà rốt…). Ngoài ra, 1 muỗng dầu gạo cho vào sau cùng sẽ giúp món salad có vị thanh nhẹ, giữ được vị thơm của các nguyên liệu và còn tốt cho sức khỏe.
Đây là quy tắc đáp ứng được tất cả sở thích về trứng luộc: Luộc trong 4 phút thì khi cắt trứng, lòng đỏ sẽ chảy ra sóng sánh. Luộc trong 6 phút, lòng đào ươn ướt lóng lánh, béo béo dẻo dẻo. Luộc trong 10 phút, lòng đỏ chín mềm, cắn vào vừa bở vừa bùi.
Món ninh, hầm chỉ ngon khi các nguyên liệu nhừ mềm. Bạn không cần phải nấu trong thời gian dài hoặc sử dụng nồi áp suất, chỉ cần cho vào nước dùng 1/3 muỗng baking soda thì thực phẩm sẽ chín nhừ trong thời gian ngắn.
Nếu bạn dùng lửa lớn khi nấu ăn sẽ phá vỡ cấu trúc và làm mất đi nhiều vitamin bổ dưỡng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để lửa nhỏ không những thấm gia vị mà còn giữ được chất dinh dưỡng của nguyên liệu ban đầu.