Theo Cục An toàn thực phẩm (VFA), muốn tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, người nội trợ nên thực hiện các điều sau:
1. Rửa tay
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước (ấm hoặc lạnh) và lau khô trước khi xử lý thực phẩm, sau khi xử lý thức ăn sống – bao gồm thịt, cá, trứng và rau – và sau khi chạm vào thùng, đi vệ sinh, thổi mũi hoặc chạm vào động vật (kể cả thú nuôi)…
Nhất là sau khi chế biến thực phẩm sống nên rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây.
2. Sử dụng thớt riêng biệt
Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín. Điều này là để tránh gây ô nhiễm thức ăn chín với vi khuẩn có hại có thể có trong thức ăn sống trước khi nó được nấu chín. Các bà nội trợ cũng nên chú ý rửa sạch thớt sau khi chế biến thịt. Chỉ nên dùng thớt sạch để chế biến các loại rau củ.
3. Để riêng thực phẩm sống và chín, thực phẩm cũ và mới
Trước khi bảo quản thức ăn thừa, nên nấu lại ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.
4. Nấu và chế biến thực phẩm đúng cách
Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau. Và hãy chắc chắn rằng các thực phẩm của bạn đều được nấu chín trước khi ăn.
5. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
Khi bảo quản thực phẩm với thực phẩm thông thường để ở nhiệt độ 8 độ C, sữa 4 độ C, thịt tươi 3 độ C, thịt, cá đông lạnh để ở -18 độ C.
Ngoài ra theo trang web NHS (Dịch vụ y tế quốc gia Anh) thì việc giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 5C và sử dụng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra cũng giúp ngăn ngừa vi trùng có hại phát triển.
Tránh lấp đầy tủ lạnh của bạn – nếu nó quá đầy, không khí không thể lưu thông đúng cách, có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ tổng thể.
Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn
Đây cũng là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm khi sơ chế và chế biến món ăn.