2018-11-24 08:44:06
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzExLzI0LzQtMDgyOS5qcGc=.webp

Những sai lầm khi nấu nướng có thể gây ra các căn bệnh nghiêm trong cho gia đình.

Khi nấu nướng, những người nội trợ Việt vẫn còn những thói quen được những truyền tai lại từ lâu mà không biết rằng có rất nhiều sai lầm khi nấu nướng sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho người thân của mình.
1

1. Thường xuyên chiên thực phẩm Chiên thực phẩm là cách nấu ăn không lành mạnh. Các nghiên cứu phát hiện ra nếu thực phẩm giàu carbohydrate, hàm lượng protein thấp như khoai môn, khoai tây được nấu ở nhiệt độ cao hơn 120 độ C sẽ tạo ra  acrylamide – chất gây ung thư 2B. 

2

Mặc dù đây chỉ là thí nghiệm chưa có bằng chứng xác thực trên cơ thể người nhưng thực sự có sự tương quan giữa acrylamide với các khối u thông qua ăn uống. Hơn nữa, thực phẩm chiên sẽ làm tăng hàm lượng calo, dễ gây béo phì. 

3

2. Nấu nướng không dùng máy hút mùi Ngày càng có nhiều dữ liệu lâm sàng cho thấy nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc đang tăng lên. Ngoài khói thuốc thì khói khi nấu thức ăn cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. 

4

Trong quá trình nấu ăn, dầu sẽ sản xuất khói khi ở nhiệt độ cao và tạo ra nhiều chất kích thích có hại làm ảnh hưởng hệ hô hấp, da,.. Ngoài ra, nó cũng gây các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu họng và làm trầm trọng thêm các bệnh như viêm phổi, hen suyễn. 

5

3. Để dầu ăn bốc khói mới nấu Nhiều người thường để dầu ăn bốc khói mới cho thực phẩm vào xào nấu. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ khiến thức ăn bị mất chất dinh dưỡng. 

6

Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

7

Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến axit béo trong dầu bị rối loạn cấu trúc tế bào, gây đột biến gen. Đặc biệt, có thể tạo ra amin sinh vật gây ung thư. Và còn làm giảm miễn dịch của cơ thể do dư thừa lipid.

8

4. Tự làm dầu thủ công Nhiều người thích tự chế dầu ăn tại nhà vì nghĩ an toàn nhưng việc này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thựuc phẩm. Theo các chuyên gia, rất ít loại thực vật ép thành dầu nguyên chất 100%, đa số vẫn phải qua tinh luyện. 

9

Đặc biệt khi dùng đậu phộng, đậu tương vẫn còn những hạt thối mốc sẽ sinh độc tố aflatoxin, độc tố này do nấm mốc sinh ra, chúng có khả năng gây ung thư rất cao, khi đã tan vào dầu thì không thể kiểm soát được

10

5. Chỉ dùng một loại dầu ăn Nhiều người có thói quen chỉ sử dụng 1 loại dầu ăn. Tuy có thành phần giống nhau nhưng mỗi nhà sản xuất lại cho ra dầu ăn có giới hạn chịu nhiệt khác nhau. 

11

Do đó, đối với chiên, rán, chị em nên chọn loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa hay các loại mỡ như: bò, lợn,… Đối với những món xào, chỉ cần loại dầu có khả năng chịu nhiệt nhẹ hơn như dầu đậu phộng, ô liu hay đậu nành.

12

Và còn các món trộn hay nấu, khử hành,… các bà nội trợ chỉ cần một loại dầu có độ chịu nhiệt kém như dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất,…

13

6. Sử dụng lại dầu nhiều lần Nhiều người sau khi nấu nướng vẫn còn thừa dầu sẽ giữ lại để tiết kiệm và tận dụng cho lần sau. Tuy nhiên nếu dầu ăn đã sử dụng được đun lại nhiều lần sẽ dễ sản sinh chất gây ung thư Phenylpropionate ” – chất gây ung thư lớp 1. 

14

Hơn nữa, các loại dầu được sử dụng này rất dễ bị oxy hóa và có thể bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. 

15

7. Cho quá nhiều muối Qúa nhiều muối hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tổn thương da dày, tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Hơn nữa, lượng natri dư thừa sẽ làm tăng lượng canxi tiết ra trong nước tiểu, do đó gây thiếu canxi trong cơ thể con người. 

16

Ngoài ra, lượng natri còn lại không thể thải ra cần được bài tiết qua thận, làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra các bệnh liên quan đến thận. 

17

8. Không rửa nồi sau khi nấu Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông đã tiến hành một thí nghiệm và thấy rằng các loại rau được sản xuất theo các phương pháp khác nhau có mức độ khác nhau của acrylamide. 

18

Nếu thức ăn không được nấu chín hoàn toàn, những chất độc của nó sẽ còn dư lại trong nồi. Và lần tiếp theo khi bạn nấu mà nồi chưa được rửa thì chất độc sẽ nhiễm sang nhữg thực phẩm khác. 

Bài viết mới nhất

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp”: Đưa ra nhiều vấn đề hấp dẫn!

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững” đã mang...

Bí quyết eo thon da nõn nà từ nữ blogger xứ tỷ dân

Nhiều người thậm chí ví Yuzi Zhang như “tiên tử” bởi những hình ảnh xinh đẹp thoát tục. Yuzi Zhang, một blogger đến từ Trung...

Nhan sắc ‘nữ hoàng cảnh nóng’ đóng ‘Lật mặt 7’ của Lý Hải

Đinh Y Nhung sở hữu vóc dáng săn chắc, gợi cảm ở tuổi U50. Cô góp mặt trong phim 'Lật mặt 7: Một điều...

Nam người mẫu bị sa thải khỏi Met Gala vì quá điển trai

Trước khi bị sa thải khỏi Met Gala, Eugenio Casnighi từng đảm nhận vai trò tiếp đón nghệ sĩ trên thảm đỏ. Anh gây...

7 loại trái cây mùa hè giúp tăng cường miễn dịch

Mùa hè là cơ hội tuyệt vời để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng từ các loại trái cây tươi...