Hằng năm, một số tổ chức sức khỏe uy tín của Mỹ lại phối hợp với nhau thực hiện cuộc khảo sát nhằm dự đoán những xu hướng fitness cho năm mới. Cuộc khảo sát này đã được tiến hành bền bỉ suốt mười hai năm. Dữ liệu thu thập thông qua cuộc khảo sát sẽ trở thành nguồn tham khảo bổ ích cho những công ty về sức khỏe. Về phía những người tập thể dục, đừng quá hoang mang nếu bộ môn bạn theo đuổi không nằm trong danh sách này. Phổ biến nhất chưa chắc đã là tốt nhất, phải không?
1. HIIT (Luyện tập ngắt quãng cường độ cao)
Nội dung của HIIT là những bài tập cường độ cao xen kẽ bởi những quãng nghỉ ngắn, thường được tiến hành trong khoảng thời gian không quá ba mươi phút. HIIT đã xuất hiện trong các cuộc khảo sát trước đó nhưng phải tới năm 2014, HIIT mới trở thành xu hướng dẫn đầu.
Mặc dù rất rất phổ biến nhưng không nhiều chuyên gia đánh giá cao phương pháp tập luyện này. Họ cho rằng, khách hàng sẽ nhanh chóng bỏ qua HIIT để tìm phương pháp khác hấp dẫn hơn. Cũng có cảnh báo rằng HIIT đi kèm với nguy cơ chấn thương cao.
2. Luyện tập nhóm (Group Training)
Thường một nhóm sẽ có từ năm người trở lên và người hướng dẫn không chỉ là người dày dạn kinh nghiệm nhất mà còn là người thúc ép các thành viên khác luyện tập.
Luyện tập nhóm phù hợp với nhiều cấp độ và nhiều bộ môn khác nhau, đã xuất hiện trong cuộc khảo sát đầu tiên. Không ai có thể lý giải được vì sao phương pháp này lại phổ biến đến thế.
3. “Wearable device”
“Wearable device” là những thiết bị công nghệ nhỏ gọn mà bạn có thể mang theo khi tập thể dục, ví dụ như: đồng hồ thông minh, kính thông minh, máy đo nhịp tim, thiết bị đo lường quãng đường.
“Wearable device” chỉ mới nổi lên mấy năm gần đây, do cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ông trùm công nghệ như Microsoft, Apple, Samsung. Với đà phát triển của công nghệ, “Wearable device” chắc chắn sẽ là xu hướng dẫn đầu trong tương lai.
4. Body weight training (Hay còn gọi là Calisthenics)
Ngay từ lần đầu xuất hiện (năm 2013), Calisthenics đã lọt vào top 3 và năm ngoái còn chễm chệ top 2. Cho đến nay, không còn ai quá xa lạ với bộ môn này, bộ môn hầu như không sử dụng bất cứ công cụ gì ngoài chính cơ thể. Nắm bắt xu hướng này, nhiều phòng gym thương mại đã dành riêng một không gian cho Calisthenics.
5. Tập tạ
Tập tạ lúc nào cũng là một trong những xu hướng fitness phổ biến của thế giới. Sau hai năm liền nằm trong top 2, tập tạ đã bị tụt đến ba hạng. Tuy nhiên, đây không phải điều đáng lo ngại. Ngay càng nhiều đối tượng, trong đó có người lớn tuổi và phụ nữ, tìm đến phòng gym như một cách để giữ gìn sức khỏe. Trong giáo án của những chuyên gia về sức khỏe, tập tạ là phần không thể thiếu.
6. Các chuyên gia sức khỏe dày dạn kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ
Con người ta quan tâm tới sức khỏe của mình hơn, tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh vực sức khỏe. Ngày càng nhiều chuyên gia về sức khỏe xuất hiện, dẫn tới sự canh tranh gay gắt. Các khóa đào tạo được mở ra ở quy mô quốc gia nhằm đào tạo những người thực sự am hiểu sức khỏe và có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
7. Yoga
Yoga là một xu hướng quen thuộc, nhưng không quá ổn định. Có những năm, Yoga bị lọt khỏi top 10. Tuy nhiên, Yoga luôn luôn tìm cách trở lại top đầu. Điểm mạnh của Yoga là rất nhiều sách và video hướng dẫn. Các khoa học Yoga cũng rất đa dạng với những mục đích khác nhau. Với khả năng luôn tự làm mới mình như vậy, không mấy ngạc nhiên nếu Yoga vẫn nằm trong top 10 xu hướng fitness năm…2019.
8. Personal training
Mức sống dư dả của một số người đã tạo điều kiện để họ có người hướng dẫn riêng, nhằm tập luyện tốt hơn. Trong tương lai, nghề PT (Personal Trainer – Huấn luyện viên cá nhân) sẽ tiếp tục phát triển. Một số bang của nước Mỹ đang cố gắng “chuyên nghiệp hóa” nghề PT bằng cách cấp chứng chỉ hành nghề.
9. Chương trình Fitness cho người lớn tuổi
Người già có đủ thời gian và tiền bạc để chăm lo sức khỏe của mình, do vậy trong những năm qua họ đã trở thành đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các doanh nghiệp fitness. Những chương trình dành cho người già có thể bao gồm nhiều cấp độ, từ các chương trình nhẹ nhàng tới các chương trình nặng đô hơn như HIIT, tập tạ,…
10. Fitness chức năng (Functional Fitness)
Mục đích của Functional Fitness là cải thiện sức bền, sự nhịp nhàng, sức mạnh, độ dẻo dai, sự thăng bằng của cơ thể bằng cách tái hiện lại những hoạt động hằng ngày.
Functional Fitness thường đi kèm với những chương trình tập luyện dành cho người lớn tuổi và đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình y tế (đặc việt là chương trình phục hồi chức năng hậu chấn thương).