Có rất nhiều câu hỏi đặt ra về sự an toàn của em bé khi còn trong bụng mẹ, khiến các mẹ không muốn làm bất cứ một việc gì nặng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy vậy, xu hướng tập luyện của bà bầu trong những năm gần đây đã thay đổi.
Tập luyện trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp các mẹ năng động hơn mà con cũng được khỏe mạnh. Hãy cũng tìm hiểu xem bơi lội tốt trong thời kỳ mang thai như thế nào.
1. Giảm mỡ cho cơ thể
Bơi lội là loại bài tập không gây căng cơ như những bài tập khác. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng thai nhi mà không gây áp lực cho khớp hay dây chằng. Chính vì vậy, tập bơi là rất cần thiết, đặc biệt với các mẹ bầu bị đau khớp và dây chằng.
2. Rèn luyện cơ bắp
Bơi lội giúp bạn tập luyện mà không ảnh hưởng nhiều tới cột sống. Chúng tập vào nhóm cơ ở tay và chân giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Tập bơi cũng làm tăng xu hưởng sử dụng oxy cho cơ thể, rất có lợi cho cả mẹ và bé.
3. Cải thiện lưu thông máu
Nhiều bà bầu thường bị sưng chân hay mắt cá chân. Ngâm mình trong nước giúp cải thiện lưu thông máu và đẩy máu dư thừa từ các mô vào tĩnh mạch. Bơi thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa tích tụ máu ở chân tốt hơn.
4. Giảm đau hông
Mang em bé trong bụng có thể làm nghiêng xương chậu của bạn ra khỏi liên kết và đè lên dây thần kinh hông, khiến bạn gặp tình trạng đau lưng và khó chịu. Bơi lội giúp tăng cường cơ xương chậu, cải thiện tư thế và làm dịu cơn đau cho bạn.
5. Giúp bạn mát hơn
Thời kỳ mang thai làm gia tăng trao đổi chất cũng như nội tiết tố tăng vọt làm bạn đổ mồ hôi thường xuyên và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bơi lội là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này. Làn nước mát sẽ giúp bạn thư giãn và giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là trong thời tiết nóng nực.
Mặc dù bơi lội là một hình thức luyện tập tuyệt vời trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên thận trọng. Bạn cần kiểm tra hồ bơi có chứa hóa chất độc hại hay không, cũng như kiểm tra nhịp tim để đảm bảo không vượt quá 140 bpm. Hãy tận hưởng việc bôi lội, thay vì biến chúng thành những bài tập luyện nặng nề cường độ cao.
Bạn nên ngừng bơi nếu cảm thấy đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo, chóng mặt hay cảm giác thai nhi không hoạt động. Thận trọng các khu vực xung quanh hồ bơi bởi sàn nhà trơn trượt có thể khiến bạn mất thăng bằng và dễ ngã.