2016-12-16 14:19:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"ajinomoto":"Ajinomoto","bua-an-hoc-duong":"b\u1eefa \u0103n h\u1ecdc \u0111\u01b0\u1eddng","du-an-bua-an-hoc-duong":"d\u1ef1 \u00e1n B\u1eefa \u0103n h\u1ecdc \u0111\u01b0\u1eddng","ngan-hang-thuc-don":"ng\u00e2n h\u00e0ng th\u1ef1c \u0111\u01a1n"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzE2LzItMTQyMi5qcGc=.webp

Áp dụng “Ngân hàng thực đơn” bữa ăn học đường: Phụ huynh mong muốn gì?

Những phụ huynh có con học bán trú lâu nay không khỏi lo lắng về chuyện ăn uống của con mình ở trường. Không chỉ lo con ăn thiếu chất mà còn sợ bị ngộ độc thực phẩm.

Chất lượng “bữa ăn học đường” lâu nay vẫn là vấn đề “nóng” và “nan giải”. Không ít người cho rằng, chính sự kém chất lượng của các bữa ăn học đường mà con của họ bị thấp còi, thể lực yếu, dẫn tới chuyện học hành bị ảnh hưởng tiêu cực.

2

Bữa ăn học đường là “vấn đề nóng” đối với nhiều phụ huynh

Sự lo lắng và hoài nghi ấy không phải là không có cơ sở. Một số vị trong ban đại diện hội cha mẹ học sinh tại một số trường ở TPHCM cho biết, họ từng có ý định “kiểm tra đột xuất” việc chuẩn bị bữa ăn trưa cho học sinh nhưng đều… bất thành, khi các ban giám hiệu đều đưa ra nhiều “lý do chính đáng” để ngăn cản. Họ chỉ được “kiểm tra” một khi ban giám hiệu “có lời mời”. Và tất nhiên, kết quả kiểm tra không thể đúng thực chất!

Hiện cả nước có 3.692 trường học có bán trú, với 95% trường có bếp ăn tập trung với số học sinh trên 2,6 triệu.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, thực tế hiện nay các bếp ăn bán trú ở trường học mới chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn cho no”, mà chưa có khả năng thiết kế được những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng để góp phần giải quyết những vấn nạn kéo dài về hình thể, thể lực và trí lực của học sinh.

3

Bữa ăn của học sinh nông thôn khá đạm bạc

Đó là nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trang suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh nông thôn, và béo phí ở học sinh thành phố, vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.


Được biết, từ năm 2012, dự án Bữa ăn học đường được thực hiện với sự đề xuất phối hợp thực hiện của Công ty Ajinomoto Việt Nam với sở GD-ĐT các tỉnh, thành. Trong đó, nhiều nhất là tại TP.HCM, triển khai ở 245 trường với trên 220.000 học sinh; Tại Đà Nẵng có 96 trường với 53.000 học sinh; Tại Hải Phòng có 100 trường với 50.000 học sinh.

Những trường tham gia dự án đều đã xây dựng mô hình bếp ăn bán trú, hỗ trợ các nhà trường xây dựng khẩu phần ăn, thực đơn cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng, loại bỏ các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau thời gian thực hiện, kết quả khảo sát tại Đà Nẵng và TP.HCM cho thấy có 81,5% ý kiến đánh giá thực đơn do dự án cung cấp đã kết hợp đa dạng thực phẩm; 93,6% đánh giá thực đơn cân bằng về dinh dưỡng…

4

Một bếp ăn trường học

Tuy vậy, số học sinh được thụ hưởng lợi ích từ dự án vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, hiệu quả cũng không đồng đều. Vì thế, dự án vừa quyết định tiến thêm một bước khi triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Dự kiến, phần mềm sẽ cung cấp miễn phí cho các trường tiểu học có bếp ăn bán trú trên toàn quốc qua website của dự án tại địa chỉ: www.buaanhocduong.com.vn từ tháng 1/2017.

Phần mềm này sẽ cung cấp một ngân hàng thực đơn phong phú gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và hợp khẩu vị ở cả 3 khu vực miền Bắc, Trung và Nam.

1

Phụ huynh mong bữa ăn học đường được cải thiện chất lượng nhưng không tăng chi phí

Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp các trường tự tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn để tạo ra thực đơn ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng cho riêng mình, bằng các nguyên liệu tự chọn phù hợp với địa phương và kiểm tra tính dinh dưỡng của các thực đơn nhà trường hiện đang sử dụng. Việc tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh tại các trường cũng được hỗ trợ kiểm soát.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu với định mức chi phí phổ biến 30.000 đồng/ngày ăn như hiện nay, các trường có đủ khả năng thực hiện các bữa ăn theo “định hướng” của thực đơn hay không? Hay phụ huynh lại phải đóng thêm chi phí?

Nhiều phụ huynh chia sẻ, ai cũng muốn con mình có được bữa ăn “ngon và lành” khi đi học. Nhưng nếu như phải đóng thêm chi phí thì e rằng vượt quá khả năng của nhiều người thuộc nhóm thu nhập dưới trung bình, hiện chiếm tỷ lệ lớn trong xã hội. Vì thế, họ mong muốn chất lượng bữa ăn vẫn được cải thiện, với “ngân hàng thực đơn” 360 món ăn nói trên, nhưng xin đừng tăng chi phí!

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...