Luôn chú ý đến hơi thở
Bạn nên chú ý đến cách thở của mình thay đổi như thế nào ngay cả khi bạn cười, khóc, tập thể dục hay quan hệ tình dục. Một khi bạn hiểu được cách thở, bạn sẽ dễ dàng thay đổi chúng hơn.
Thở bằng mũi
Mũi giúp lọc không khí khi vào trong cơ thể. Nếu bạn thở bằng miệng, nhiều vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập cơ thể hơn.
Sử dụng cơ hoành
Cơ hoành sẽ giúp hơi thở của bạn sâu và tốt hơn. Bằng cách sử dụng cơ hoành, áp lực trong lồng ngực và bụng được giảm xuống để tim sẽ không phải hoạt động quá nhiều.
Hít thở nhịp nhàng
Thở nhịp nhàng cũng đơn giản như việc thở dài, hít vào cố ý vào những thời điểm được chỉ định. Đếm đến ba khi bạn hít vào, lặp lại lần nữa khi thở ra. Hãy hít vào và thở ra đều đặn với độ dài như nhau.
Tìm một thói quen hít thở hàng ngày
Hít thở sâu trong 10 đến 20 phút mỗi ngày, hoặc thậm chí thực hành liên tục. Điều này sẽ giúp thay đổi trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn.
Vậy làm thế nào để luyện thở một cách hiệu quả?
Phương pháp 1: Hít vào, giữ hơi thở trong ngực một lúc rồi từ từ thở ra.
Phương pháp 2: Phương pháp thở Ujjayi hay còn gọi là “hơi thở chiến thắng”. Ngậm miệng lại để hít thở bằng mũi. Tiếp theo, hãy hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mũi trong khi thắt chặt các cơ ở mặt sau của cổ họng của bạn. Những âm thanh trong cổ họng phát ra giống như một tiếng rít hay âm thanh của rì rào của biển.
Phương pháp 3: Thở bằng lỗ mũi hay còn gọi là phương pháp Pranayama, bịt một lỗ mũi lại và chỉ thở bằng lỗ mũi còn lại. Phương pháp thở Pranayama giúp hỗ trợ phổi và chức năng hô hấp, làm trẻ hóa hệ thần kinh, loại bỏ độc tố và giải tỏa căng thẳng.
Phương pháp 4: Thổi nến. Bài tập này tác động vào các cơ bên trong để giúp bạn thở một cách hiệu quả hơn. Thở ra bằng miệng của bạn như thể bạn đang thổi những cây nến, để không khí đi qua răng của bạn và thoát ra ngoài.
Phương pháp 5: Thổi bóng bay. Khi bạn thổi một quả bóng, bạn sẽ phải huy động cơ hoành và cơ bắp trong cơ thể.