2015-10-10 11:56:25
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"an-mi-an-lien-nhung-chet-tu-tu":"\u0102n m\u00ec \u0103n li\u1ec1n nh\u01b0ng ... ch\u1ebft t\u1eeb t\u1eeb","an-my-tom-dung-cach":"\u0103n m\u1ef3 t\u00f4m \u0111\u00fang c\u00e1ch","cach-an-my-tom":"c\u00e1ch \u0103n m\u1ef3 t\u00f4m","canh-giac-voi-mi-goi":"C\u1ea3nh gi\u00e1c v\u1edbi m\u00ec g\u00f3i","my-tom":"m\u1ef3 t\u00f4m"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEwLzEwL215LXRvbS0yXzE0NDQ0NTM4MTQtMTUwNDMzY2FuaC1naWFjLXZvaS1taS1nb2ktYW4tbGllbi1uaHVuZy1jaGV0LXR1LXR1LmpwZw.webp

Cảnh giác với mì gói: Ăn liền nhưng … chết từ từ

Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền phổ biến được nhiều người lựa chọn vì sự tiện dụng của nó nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Mì ăn liền được biết đến là một loại thực phẩm nhanh chóng, tiện lợi mà giá thành lại rẻ. Chính vì thế, hiện nay thực phẩm này đã xuất hiện với tần xuất dày ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là nước có lượng người tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia có mật độ sử dụng mì ăn liền lớn.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và cho thấy kết quả rằng việc thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn đến các nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Để cảnh báo đến mọi người, dưới đây là những nguy hại mà mì ăn liền tác động đến sức khỏe.

Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí The Joural of Nutrition, phụ nữ tiêu thụ nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa so với những người ăn ít hơn, cho dù họ có chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hợp lý đi chăng nữa.

Do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn so với nam giới. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa sẽ có huyết áp hoặc đường huyết cao. Hơn nữa, những người này còn có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.


Một số thành phần chính trong mì ăn liền dẫn đến hội chứng này là lượng sodium (một loại muối) cao, chất béo bão hòa không lành mạnh, chỉ số đường huyết của thực phẩm cao. Trong mỗi gói mì ăn liền chứa 2.700 mg natri, trong khi đó FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) khuyến cáo lượng natri mỗi ngày chỉ nên dừng ở mức là 2.3000 mg. 

Thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.

me
Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê… 

Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê… Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…

Gây hại cho gan

Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.

Mì ăn liền có chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (Tertiary-butyl hydroquinone)

TBHQ là một chất phụ gia chống oxy hóa. Chất phụ gia này có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường được sử dụng để làm chất bảo quản. Sự nguy hiểm của chất phụ gia này có liên quan đến sự suy yếu của các cơ quan trong cơ thể và phát triển thành các khối u, bao gồm cả khối u dạ dày.

Một nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Massachusetts đã được tiến hành để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra khi mì ăn liền được đưa vào cơ thể con người. Một chiếc Camera có kích cỡ nhỏ đã được gắn vào dạ dày. Kết quả thử nghiệm cho thấy mì ăn liền mất rất nhiều thời gian mới có thể tiêu hóa được. Sau 2 tiếng, nó vẫn còn nguyên sợi khiến bộ máy tiêu hóa của chúng ta phải làm việc mệt mỏi, phức tạp. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa của con người.

Mì ăn liền có chứa chất gây ung thư (Benzopyrene)

Tháng 6/2012, Cơ quan quản lý THực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mì ăn liền của công ty Nong Shim. Mặc dù KFDA tuyên bố rằng mức Benzopyrene là không đáng kể nhưng vào tháng 10/2012, các sản phẩm mì ăn liền của công ty này đã bị thu hồi khi phát hiện ra trường hợp có vấn đề.

Mì ăn liền có chứa Bisphenol A (BPA) – gây rối loạn hooc môn

Chất hóa học có tên gọi Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong các thùng xốp đựng mì. Chất này được biết đến là một nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư và gây rối loạn hormone. Nó có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến những biến đổi bất thường và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. BPA cũng có thể dẫn đến các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư khác.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định BPA có ảnh hưởng đến quá trình phát triển não của đứa trẻ trong bụng mẹ. Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011, những phụ nữ có nồng độ BPA cao mà đang mang thai bé gái thì những đứa trẻ đó sẽ có biểu hiện hiếu động hay trầm cảm khi lên 3 tuổi. Còn với những bé trai, nó sẽ không bị ảnh hưởng như bé gái, nhưng cũng có nhiều mối lo ngại mà chúng ta chưa nắm rõ được.

Mì ăn liền không dễ phân hủy sau nhiều giờ vào cơ thể

Bằng cuộc thí nghiệm được thực hiện thông qua một máy quay nhỏ, tiến sỹ Kuo đã cho chúng ta thấy một sự thật rằng, những sợi mì ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn.

me
Mì ăn liền được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa của chúng ta.

Do vậy, mì ăn liền được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa của chúng ta, khiến chúng phải làm việc và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này hoàn toàn khác khi chúng ta ăn các loại mỳ tự làm khác.

Ba bước chế biến mì đúng cách

Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Bước này là bước trần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Hãy đợi khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.

Bước 2: Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.

Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì.

Béo bụng do bia - những bệnh nguy hiểm bạn phải đối mặt
Béo bụng do bia – những bệnh nguy hiểm bạn phải đối mặt
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Béo bụng do bia – bạn sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm vô cùng.
Dấu hiệu bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày cần biết ngay
Dấu hiệu bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày cần biết ngay
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Nếu có dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy lưu ý ngay để có cách chữa trị kịp thời.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...