Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, biểu hiện của việc dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.
Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu, đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Dù nguy hiểm và gây cảm giác đau đớn, khó chịu nhưng các triệu chứng, biểu hiện của đau dạ dày thường bị rất nhiều người chủ quan bỏ qua, không đi khám và tìm phương pháp điều trị sớm, dẫn đến bệnh trở nặng.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà ai cũng cần biết để nếu gặp thì sớm có phương pháp điều trị kịp thời:
Đau thượng vị
Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày
Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.
Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần.
Thường xuyên khó tiêu, đầy hơi
Ăn lâu tiêu, thấy trướng bụng đầy hơi, đặc biệt khi ăn những thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia là cảm nhận của hầu hết các bệnh nhân có dạ dày bị viêm. Lúc này, chức năng tiêu hóa của dạ dày kém, hoạt động co bóp cũng như thủy phân thức ăn hoạt động không hiệu quả, dẫn đến thức ăn bị chậm tiêu. Tình trạng khó tiêu, đầy hơi thường thấy ở những người bị đau dạ dày.
Ợ hơi, ợ chua
Tình trạng thức ăn lâu không tiêu, tồn đọng trong dạ dày sẽ tạo ra sự chênh lệch áp lực giữa dạ dày và thực quản. Lúc này, cơ vòng thực quản dưới (là van nối giữa dạ dày và thực quản, có tác dụng ngăn không cho axit đi ngược lên thực quản) bị kích thích giãn, mở không hợp lí. Kết quả là ợ hơi và ợ chua xảy ra với tần suất nhiều hơn bình thường.
Đây vừa là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày, vừa là các biểu hiện đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Điều tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có thể được chuẩn đoán và điều trị đúng nhất, tránh các biến chứng nặng nề.
Buồn nôn, nôn
Đây là dấu hiệu dạ dày đang “kêu cứu” bởi có quá nhiều axit dư thừa làm tăng mức độ chất dịch dạ dày đi ngược lên thực quản, gây ra cảm giác buồn nôn. Khi có sự tác động từ bên ngoài như mùi lạ hay tiếp xúc trực tiếp bên trong vùng hầu họng, người bệnh sẽ có thể nôn kèm theo các chất dịch trong dạ dày, có thể là màu vàng (màu của lượng nhỏ dịch mật trong dịch vị). Trầm trọng hơn là người bệnh có thể nôn ra máu – biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.
Cách phòng đau dạ dày
Thói quen ăn uống lành mạnh
Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày, ăn đúng, đủ khẩu phần, đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe, không nên ăn quá no và tuyệt đối không được bỏ bữa. Đảm bảo ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn, hạn chế vi khuẩn tấn công vào dạ dày.
Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày, không vừa ăn vừa uống mà nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn khoảng 30 phút như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa và bạn sẽ ăn ngon miệng hơn.
Loại bỏ thói quen không lành mạnh
Không nên ăn trước khi đi ngủ, nếu cảm thấy đói bụng bạn chỉ nên uống 1 ly sữa ấm cách này sẽ giúp bạn xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuyệt đối không được hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn sẽ khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.
Không nên anh các loại thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh, cóc, xoài xanh, dưa muối,… khi ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày lâu dần gây nên bệnh đau dạ dày. Các loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu, hành,… khiến dạ dày kích thích tiết nhiều dịch vị gây hại cho dạ dày. Cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây bệnh đau dạ dày mà bạn cần phải tránh.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau chính là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày bởi chúng có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, rất nguy hiểm.
Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau như đau đầu, đau lưng, đau cơ, thậm chí là đau bụng kinh bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau mà cần xoa dịu cơn đau bằng những biện pháp khác, hoặc nếu cần thiết phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng những loại thuốc giảm đau ít gây tổn hại cho dạ dày, để giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.