Tống Dục Hân sinh ngày 7/7/1994, hiện tại cô đang là HLV thể hình và là chủ sở hữu của một chuỗi phòng tập ở Bắc Kinh. Ngoài ra, cô còn được biết đến là thế hệ thứ 2 nóng bỏng nhất Trung Quốc. Tống Dục Hân gây ấn tượng với ngoại hình chuẩn mực, với biệt danh là “hot girl có vòng 3 đẹp nhất xứ tỷ dân”.
Năm 17 tuổi, cô từng sang Ấn Độ để học Yoga trước khi đến với bộ môn gym. Người đẹp chia sẻ, nhờ gym và yoga, cô đã vượt qua được giai đoạn trầm cảm và trở nên tự tin hơn. Bên cạnh đó, câu chuyện tình vượt nhiều định kiến của Tống Dục Hân và bạn trai cũng gây xôn xao trang mạng xã hội ở Trung Quốc. Riêng trang weibo cá nhân của người đẹp thu hút hơn 1 triệu người theo dõi.
Ở ngoài đời, Tống Dục Hân còn chuộng “vẩy mực” toàn vị trí “đắc địa”, cùng phong cách thời trang phóng khoáng. Điều này khiến cô từng bị đánh giá là nổi loạn, bất trị. Song, cô cho biết, cô không quá quan tâm đến điều đó. Trong khi các cô gái thường thích những hình xăm nhỏ ở những vị trí như cổ tay, ngón tay, vai, lưng thì Tống Dục Hân lại thích những hình xăm lớn, có khi là cả một bức tranh trên cánh tay hoặc họa tiết hoa ấn tượng kéo dài từ hông đến bắp đùi và ở ngực. Đặc biệt là phải mặc bikini mới thấy rõ. Người đẹp cũng không ngại diện trang phục hở bạo, tự tin khoe vẻ đẹp lạ.
Chẳng những sở hữu body chuẩn mực, Tống Dục Hân còn chuộng “vẩy mực” toàn vị trí đắc địa mà phải mặc bikini mới thấy rõ.
Cô từng bị đánh giá là nổi loạn, bất trị vì sở hữu nhiều hình xăm lớn nhưng hot girl phòng gym không quá quan tâm đến điều đó.
Dù việc xăm mình ở Trung Quốc đang được giới trẻ đón nhận, nhất là ở những thành phố lớn như Thượng Hải. Tuy nhiên, những định kiến xã hội lâu đời về những vết mực trên da vẫn tồn tại ở một số nơi, thậm chí là bị cấm túc như Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Được biết, hồi tháng 8/2020, các nhà chức trách ban hành quy định đối với tài xế taxi: Không được khoe hình xăm trên cơ thể. Sự việc này từng gây tranh cãi trên một diễn đàn trực tuyến.
Theo đó, nhà nhân chủng học và tâm lý học xã hội – Grath Davey chia sẻ: “Trong lịch sử Trung Quốc, hình xăm được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số (các cô gái bộ tộc Derung, nam giới và phụ nữ bộ tộc Dai) hoặc trừng phạt tội phạm và nô lệ”.
Hiện nay, hình xăm dần được chấp nhận ở các nước châu Á một phần nhờ văn hóa phương Tây du nhập vào xã hội Nhật Bản bắt đầu từ năm 1980. Dù một bộ phận người lớn tuổi vẫn kỳ thị nó nhưng đối với giới trẻ, hình xăm là biểu trưng cho thời trang và phong cách cá nhân của mỗi người vì nó không chỉ được đầu tư về thời gian và tiền bạc, mà có một ý nghĩa nhất định.