2015-09-28 10:20:34
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dich-sot-xuat-huyet":"d\u1ecbch s\u1ed1t xu\u1ea5t huy\u1ebft","mien-mac":"mi\u1ec1n M\u1eafc","sot-xuat-huyet":"s\u1ed1t xu\u1ea5t huy\u1ebft","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzI4L2Jlbmgtc290LXh1YXQtaHV5ZXRfMTQ0MzQxMDU5NS0xNDI3MTFraGktbmFvLW5lbi1kZW4tdmllbi1kZS10cmFuaC10dS12b25nLWRvLXNvdC14dWF0LWh1eWV0LmpwZw.webp

Khi nào nên đến viện để tránh tử vong do sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết đang hành hoành và cướp đi tính mạng của 24 người, đặc biệt trong tháng 10 tới, miền Mắc sẽ là thời điểm “đỉnh” dịch sốt xuất huyết.
sốt xuất huyết
Tại các tỉnh miền Nam có hàng ngàn trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, rất nhiều người dân đã thắc mắc về việc, khi có những triệu chứng nào thì nên đi viện hay việc đã phun hóa chất những muỗi vẫn phát triển và vẫn mắc bệnh…

Trước những câu hỏi trên, PGS.TS Nguyễn Văn Kính – GĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết có các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục, li bì, xuất huyết nhiều nơi, nhất là xuất huyết củng mạc mắt hoặc xuất huyết nội tạng, đau tức vùng gan, nôn và buồn nôn nhiều thì cần phải đi viện gấp để điều trị.
Bởi, theo PGS Kính, những biến cố như sốc thường xuất hiện từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy của bệnh.

Nếu bệnh nhân bị SXH nhưng có dấu hiệu cảnh báo như trên từ ngày thứ ba trở đi nhiệt độ hạ thấp dần, rồi hết sốt, chỉ có xuất huyết trên da nhẹ. Nếu nằm viện thì làm xét nghiệm tiểu cầu có số lượng tăng dần. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, ăn ngon miệng thì bệnh sẽ diễn biến đến khỏi rất nhanh.

Đồng thời, trả lời thắc mắc của người dân về việc có dùng được các bài thuốc đông y để chữa sốt xuất huyết hay không? PGS Kính cho biết, có thể kết hợp với đông y để trị các trường hợp sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ. Nguyên tắc là thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng.

Các bài thuốc đông y khi sử dụng chủ yếu nhằm bồi phụ nước và điện giải, hạ nhiệt. Thực tế, có rất nhiều bài thuốc được ứng dụng mà Bộ Y tế đã ban hành trong QĐ 1537/QĐ BYT ban hành ngày 29/4/2014.


Ví dụ như bài thuốc: Lá dâu 15g, bạc hà 12g, mật ong 20g, cúc hoa 12g, hoa mướp 20g. Các vị thuốc tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, trong 20 phút thì dùng được. Có thể uống nước này thay trà hằng ngày.

Còn đối với việc diệt muỗi bằng hóa chất như phu thuốc mũi, xịt muỗi…GS.TS Vũ Sinh Nam (chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho biết, người dân khi mua hoá chất diệt muỗi thì nên chọn các loại hoá chất đã đăng ký và được Bộ Y tế cho phép sử dụng để phun diệt muỗi xuất huyết bao gồm Permethrin, Deltamethrin, Malathion.

Đặc biệt, khi phun hoá chất diệt muỗi, cần lưu ý che đậy thức ăn, nguồn nước. Cũng nên sơ tán chim cảnh, dâu tằm và nếu phun dưới dạng khí dung hạt cực nhỏ thì nên ra khỏi nhà khoảng 1 giờ trước khi quay trở lại.

“Các loại hoá chất sử dụng trong phun diệt muỗi phòng chống SXH có tính độc cho động vật có vú như con người là rất thấp và sử dụng với liều lượng thấp đồng thời phun dưới dạng thể tích cực nhỏ nên về cơ bản không có tồn lưu lâu. Do đó, tính độc cho sức khoẻ con người là rất thấp” GS Nam cho hay.

Ngoài việc, phun hóa chất GS Nam khuyến cáo người dân nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đặc biệt không để nước tích ở chum vại, lo hoa, hoặc các mảnh vỡ khu vực quanh nhà. Bởi đây là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển rất nhanh.

Ngoài ra, GS Nam cho biết thêm, hiện ngành y tế cũng đang thí điểm một dự án thả muỗi để ngăn chặn sự phát triển của virus sốt xuất huyết. “Thông thường người ta nghĩ đến phòng SXH là diệt muỗi nhưng trong dự án này lại là thả muỗi, nhưng những con muỗi này mang vi khuẩn Wolbachia – loại vi khuẩn ngăn cản sự phát triển của virut SXH trong muỗi làm cho muỗi không truyền vi rút này. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm phương pháp này như Úc, Indonesia, Brazil và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang thử nghiệm tại đảo Chí Nguyên của tỉnh Khánh Hoà. Đến thời điểm này, quần thể muỗi Wolbachia phát triển rất tốt trên thực địa và đang thay thế quần thể muỗi hoang dại. Hy vọng trong những năm tới nếu kết quả trên thực địa cho phép sẽ mở rộng việc áp dụng phương pháp này tới thành phố Nha Trang”, GS Nam thông tin.

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ai cũng cần biết
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ai cũng cần biết
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có văcxin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...