Chắc chắn, một cơn tai biến có thể giết bạn ngay lập tức. Nhưng thật ngạc nhiên, nhồi máu cơ tim lại không được xếp vào những nguyên nhân phổ biến gây chết người ở độ tuổi trẻ. Đó là nhận định của bác sĩ Gerald Wydro, Trưởng khoa cấp cứu tại Bệnh viện Philadelphia (Mỹ). Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều nam giới chết trẻ đột ngột.
1. Bệnh cơ tim phì đại
Trung bình cứ khoảng 500 người thì có một người bị bệnh tim này. Đây là bệnh lý khiến cho thành cơ tim dầy lên và mất khả năng bơm máu.
Mỗi năm có khoảng 1% người bị bệnh này đột tử, nguyên nhân thường là do nhịp tim đập quá nhanh. Nhiều người trong số họ còn trẻ và thậm chí không biết mình bị bệnh.
Trên thực tế, bệnh cơ tim phì đại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột vì bệnh tim ở người trẻ dưới 30 tuổi.
Nếu bạn nghe thông tin một vận động viên đột tử ngay trên sân đấu thì nguyên nhân gây chết đột ngột thường là do bệnh cơ tim phì đại.
Dự phòng:
Hầu hết các ca mắc bệnh cơ tim phì đại là do di truyền. Vì vậy, hãy hỏi ông bà, bố mẹ xem gia đình có ai chết trẻ không và nguyên nhân là gì. Đó là lời khuyên của tiến sĩ Tardiff ở Trường Y ĐH Arizona.
Nhiều ca tử vong do đuối nước, tự gây tai nạn, ngã xe, trên thực tế xảy ra khi người đó bị bệnh cơ tim phì đại mà không được phát hiện dẫn đến ngừng tim đột ngột.
Nếu bạn có tiền sử gia đình nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm. Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo như khó thở bất thường, ngất và nhịp tim nhanh chưa từng thấy trước đó.
Những người được chẩn đoán bị chứng cơ tim phì đại cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ tử vong đột ngột.
2. Rối loạn nhịp tim
Trong khi bệnh cơ tim thay đổi hình dạng và cấu trúc tim, thì có một nhóm bệnh tim khác ảnh hưởng tới hệ thống điện kiểm soát và đồng bộ hóa nhịp tim.
Bác sĩ Gerald Wydro cho biết mặc dù hiếm nhưng những bệnh nghiêm trọng như hội chứng Brugada, hội chứng QT kéo dài, hội chứng Wolff-Parkinson-White làm rối loạn các tín hiệu điều khiển giúp nhịp tim của bạn đập bình thường.
Người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi buồng dưới của tim (tâm thất) bắt đầu run thay vì bơm đúng cách và khiến bạn đổ gục.
Dự phòng:
Di truyền cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết tiền sử gia đình. Cũng giống như bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim cũng cần thực hiện các xét nghiệm như điện tâm đồ và thường xuyên được theo dõi.
Để giảm nguy cơ tử vong đột ngột, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc và hạn chế uống rượu vì rượu làm gia tăng nguy cơ nhịp tim bất thường.
Nếu thường xuyên gặp ác mộng và giật mình lúc nửa đêm, bạn cũng nên đi khám vì đôi khi đây là dấu hiệu của hội chứng Brugada, thủ phạm giết người trong giấc ngủ.
3. Phình mạch não
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 3 tới 5 triệu người Mỹ có chỗ phình bất thường trên thành mạch máu não. Phần lớn bệnh tồn tại âm thầm, không gây ra triệu chứng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Stroke, khoảng 1/3 ca phình mạch cuối cùng bị vỡ, 40% trong số họ tử vong đột ngột.
Dự phòng:
Những triệu chứng cần phải lưu ý như đau đầu đột ngột, nặng, đặc biệt là đi kèm theo các triệu chứng lạ khác như xệ mí mắt, nhìn đôi hoặc giãn đồng tử một bên. Đó có thể là dấu hiệu phình mạch chèn ép các dây thần kinh trong não.
Phát hiện sớm là quan trọng. Nếu các bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu phình mạch trước khi nó bị vỡ, họ có thể xử lý bằng cách phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.
Đặc biệt, những người bị huyết áp cao phải nâng cao cảnh giác với căn bệnh này.
4. Bóc tách động mạch chủ
Năm 2003, căn bệnh này khiến nam diễn viên nổi tiếng của Mỹ John Ritter đột ngột ra đi khi bị rách thành động mạch chủ trên tim.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rách này, nhưng chúng có thể gây chảy máu giữa các lớp thành mạch, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.
Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho biết bóc tách động mạch chủ xuất hiện ở chỉ khoảng 2 trong cứ 10.000 người, nhưng chủ yếu là nam giới ở độ tuổi 40 tới 70.
Dự phòng:
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh bóc tách động mạch chủ là đau ngực hoặc lưng đột ngột và dữ dội. Vì vậy hãy đến bác sĩ ngay khi bạn gặp triệu chứng này.
Nếu như trong gia đình có người bị bệnh hoặc bạn bị rối loạn mô liên kết như hội chứng Ehlers-Danlos, khiến da bị kéo căng và các khớp quá lỏng lẻo, bạn cũng nên đi khám để phòng tránh.
Những bệnh này khiến mạch máu dễ vỡ, vì vậy những người bị tình trạng này nên được chăm sóc về y tế khi có bất cứ cơn đau ngực hoặc lưng không rõ lý do.
Hơi kỳ quặc một chút là bạn cần được tiêm phòng cúm.
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2014 tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim Mỹ, số người nhập viện vì bóc tách động mạch tăng đột biến trong mùa cúm, có thể là vì phản ứng viêm với virus gây rách ở những người nhạy cảm.
5. Thuyên tắc động mạch phổi
Một nửa số người có cục máu đông trong phổi không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng ở Mỹ mỗi năm có tới 100.000 người bị cục máu làm tắc lưu thông máu, tăng huyết áp trong phổi và tim khó hoạt động bình thường.
Dự phòng:
Xem các dấu hiệu của cục máu đông ở các bộ phận trong cơ thể bạn như chân và tay, bác sĩ Gerald Wydro cảnh báo. Xử lý chúng bằng thuốc làm loãng máu có thể ngăn chặn chúng di chuyển tới phổi. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm đau và sưng ở cánh tay hoặc chân không mất đi trong vòng 1-2 ngày, đặc biệt nếu bạn vừa mới bị gãy xương, có một chuyến bay dài hoặc thời gian không vận động quá lâu.
Biểu hiện ung thư hậu môn – căn bệnh nguy hiểm nhiều người bỏ qua
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dưới đây là dấu hiệu ung thư hậu môn – căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người bỏ qua. |