Khi bạn để da tiếp xúc với ánh mặt trời (tất nhiên là khi ánh mặt trời không gay gắt), cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất vitamin D, còn được gọi là vitamin “ánh mặt trời”. Vitamin này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các cơ quan và mô trong cơ thể hoạt động đúng đắn.
Những người tránh né tránh ánh mặt trời hoặc không có đủ lượng vitamin này có thể bị những hậu quả tiêu cực khác nhau. Trang Bright Side đã tập hợp các nguy cơ phổ biến nhất của thiếu vitamin D – vitamin “ánh mặt trời” như sau.
Yếu xương
Canxi và vitamin D từ lâu đã được công nhận là những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe xương và sự khoáng hóa (quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí).
Canxi được hấp thụ trong ruột non với sự trợ giúp của vitamin D. Sự thiếu hụt “vitamin ánh mặt trời” dẫn đến giảm hấp thu canxi và kết quả là sự cấu trúc xương bị yếu đi.
Những người không có đủ vitamin “ánh mặt trời” phải chịu đựng chứng đau xương, suy nhược cơ, còi xương, loãng xương và chứng loãng xương. Do vậy, điều rất quan trọng là phải duy trì một liều lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể. Các nguồn chính của vitamin D là ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống lành mạnh và chất bổ sung.
Các vấn đề ở chân
Vì vitamin D giúp hấp thu phosphates và canxi qua đường tiêu hóa nên rất có ích trong việc giải quyết các vấn đề về xương. Sự thiếu canxi trong xương dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và biến dạng của xương.
Việc tăng lượng vitamin D dưới dạng chất bổ sung hoặc bằng cách phơi mình dưới ánh mặt trời có thể giúp nhiều người duy trì mức canxi phù hợp trong xương và tế bào. Vitamin D có thể được sử dụng để kiểm soát hoặc ngăn ngừa chứng đau chân mãn tính, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến các chứng bệnh như chứng loãng xương, viêm tụy bàn chân, viêm khớp và các vấn đề về gân, dây chằng.
Ung thư đại trực tràng
Các nghiên cứu đăng trên tạp chí World Journal Gastroenterol đã chỉ ra rằng ít tiếp xúc với ánh mặt trời có thể dẫn tới thiếu vitamin D trong tế bào, cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Nồng độ vitamin D quyết định sự sống còn và sự phát triển của tế bào ung thư. Mức độ đầy đủ của vitamin D có liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân ung thư ruột già, trong đó những bệnh nhân thiếu vitamin này có khả năng sống sót thấp hơn những người khác.
Các thử nghiệm lâm sàng bổ sung là cần thiết để đánh giá liệu bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ phát triển ung thư kết trực tràng. Xét nghiệm máu có thể giúp bạn kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể mình.
Phiền muộn, trầm cảm
Hình ảnh những “nhân viên mẫn cán” cặm cụi bên bàn làm việc ở văn phòng tại mọi thời gian, kể cả khi mặt trời đã xuống không còn lạ lẫm gì trong xã hội hiện đại. Mọi người thường dành nhiều thời gian hơn trước máy tính thay vì đi dạo hoặc chỉ dành thời gian bên ngoài.
Ngay cả khi có thời gian nghỉ ngơi, không ít người vẫn chọn ngồi xem chương trình truyền hình, chơi trò chơi điện tử hoặc lại “dán mắt” vào màn hình điện thoại… Hậu quả kéo theo của lối sống này chính là phiền muộn, trầm cảm, tâm trạng tồi tệ, dễ cáu bẳn, stress…
Xem ra không nhiều người biết rằng, ánh mặt trời đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng, giúp bạn dễ dàng nở nụ cười trên miệng hơn. Thiếu tiếp xúc với ánh mặt trời chính là một trong những nguyên nhân thực sự có thể “giết chết” tâm trạng của bạn.
Chúng ta càng “giam mình” trong 4 bức tường, nỗi buồn của chúng ta càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian bên ngoài để tiếp xúc với ánh mặt trời và bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thứ thú vị ở đó, tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Tăng cân
Giảm cơ, đau xương và biến dạng cơ thể do thiếu vitamin D có thể góp phần làm tăng cân bởi nó khiến cơ thể khó có thể hoạt động và đốt cháy calo hiệu quả. Ngoài ra, vitamin D và hormone leptin làm việc cùng nhau còn có công dụng kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Leptin, được sản xuất trong các tế bào mỡ, gửi tín hiệu tới não để cho một người biết rằng chúng đã đầy. Còn vitamin D giúp các dấu hiệu này lên não. Sự thiếu hụt vitamin D có thể phá vỡ chu kỳ này. Kết quả là, bạn không cảm thấy no mỗi khi ăn và bạn ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.
Bạn có thể nhận vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn bao gồm cá (cá kiếm, cá ngừ và cá hồi), lòng đỏ trứng và các thực phẩm bổ sung như sữa, bánh mì nguyên hạt, sữa chua không có hương vị, nước ép cam, và granolas probiotic… sẽ cung cấp lượng vitamin D đầy đủ hơn cho bạn.
Suy giảm nhận thức
Các nghiên cứu gần đây của Khoa Dịch tễ học và Y tế công cộng, Viện Khoa học Y sinh và Lâm sàng, Trường Y Peninsula, Đại học Exeter, Anh, cho thấy rối loạn chức năng nhận thức và chứng sa sút trí tuệ hiện đang nằm trong danh sách dài các bệnh do thiếu vitamin D gây ra. Vì thụ thể của vitamin D lan rộng trong mô não, nên mức độ thấp của nó có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.
Vào năm 2015, đã có một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Chứng mất trí nhớ Alzheimer Scotland, Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh với hơn 60.000 cá nhân đã giúp xác định rằng những người sống ở các khu vực phía bắc có nguy cơ phát triển bệnh sa sút trí tuệ đáng kể so với những người sống ở phía Nam.
Lưu ý khi bổ sung vitamin D
Có ba nguồn chính của vitamin D: Tiếp xúc ánh mặt trời, có chế độ ăn uống lành mạnh và dùng chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số điều bạn nên nhớ khi bổ sung để giữ sức khỏe.
– Nguy cơ thực sự của việc tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời là ung thư da. Vì vậy, hãy thực hiện theo nguyên tắc sau để bảo vệ da: Ở trong bóng râm khi trời quá nắng, ánh nắng gay gắt; Bôi kem chống nắng với SPF 30 trở lên, và mặc quần áo bảo hộ, che chắn da tốt khi phải ra ngoài ánh nắng. Chỉ nên tiếp xúc với ánh mặt trời khi chưa có nắng gắt.
– Nếu bạn chọn thực phẩm bổ sung, hãy nhớ rằng liều lượng bổ sung còn tùy thuộc vào các xét nghiệm máu của bạn và các đơn thuốc của bác sĩ. Vì vậy, không nên tự ý bổ sung mà cần theo chỉ định của bác sĩ. Lượng vitamin D dư thừa có thể tích tụ trong tế bào và dẫn đến hậu quả tiêu cực.