Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cũng như những chứng bệnh khác về dạ dày, điều quan trọng chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.
Chú ý tránh các thức ăn mặn hoặc cháy sém trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì hai loại thực phẩm này sẽ kích thích dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho thấy rằng mỗi ngày chỉ nên ăn lượng muối khoảng 5g sẽ có thể giảm 14% nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài thay đổi thói quen ăn uống thì một số loại thực phẩm sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh hơn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy.
1. Chuối
Chuối không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn không tạo gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, vì chuối chứa các thành phần pectin có thể điều chỉnh nhu động ruột, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa rất tốt.
Đặc biệt, các chất trong chuối còn có khả năng tiêu diệt các gốc tự do giúp phòng ngừa ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
2. Tỏi
Thành phần chính của tỏi là allicin giúp kích thích dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp hấp thụ vitamin B một cách hiệu quả. Ngoài ra, tỏi cũng chứa các thành phần chống ung thư như ene và selen, có hiệu quả ngăn chặn ung thư và trì hoãn sự phát triển của tế bào ung thư.
3. Giấm
Giấm có thể thúc đẩy sự tiết nước bọt và dịch dạ dày, qua đó thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu. Giấm chứa hơn 60 loại axit hữu cơ như axit oxalic, axit xitric, axit amin và axit succinic đã tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho loại gia vị này.
Đồng thời, giấm giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau như khoáng chất và vitamin.
4. Cải bắp
Bắp cải có chứa vitamin U – loại vitamin có chức năng chống loét và liên kết với protein, có thể bảo vệ hiệu quả thành dạ dày khỏi bị tổn thương, điều trị loét và tăng độ dẻo dai của tế bào.
Ngoài ra, bắp cải cũng giàu chất xơ thực vật và kali, góp phần vào hoạt động tiêu hóa. Thường xuyên tiêu thụ bắp cải có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, và nó có thể ngăn ngừa viêm dạ dày và loét dạ dày, tránh xa ung thư dạ dày.
5. Ngô
Ngô có thể làm cho dạ dày khỏe mạnh hơn. Ngô tương tác với các enzym tiêu hóa, thúc đẩy sự bài tiết các dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và thúc đẩy nhu động ruột.
Loại lương thực phụ này còn giúp quá trình bài tiết luôn được thông suốt và tạo môi trường phát triển tốt cho các vi sinh vật có lợi đối với đường ruột
Hai quy tắc ăn uống nên nhớ để phòng bệnh dạ dày
1. Quy tắc “thô”, “xanh”, “ít”
“Thô” có nghĩa là thực phẩm giàu chất xơ để giúp dạ dày có thể tiêu hóa tốt như ngũ cốc, ngô, khoai lang, gạo lứt,…
“Xanh” là rau quả, đặc biệt là rau lá xanh và cải bắp, nó giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố trong cơ thể.
“Ít” có nghĩa là phải đạt được 4 điều sau: ít muối, ít gia vị, ít dầu, ít chất béo.
2. Thay đổi kiểu nấu
Thói quen nấu ăn nhiều dầu, chất béo sẽ khiến cho dạ dày bị quá tải, vì thế bạn nên hạn chế ăn các đồ chiên rán hay xào. Ăn nhiều món hấp và luộc sẽ giúp cho thực phẩm giữ được dinh dưỡng cao nhất.