“Sau khi sinh con, cơ thể sẽ trải qua rất nhiều thay đổi – tử cung co lại, hàm lượng hormone bắt đầu giảm dần và kinh nguyệt sẵn sàng quay trở lại”, Heather Smith – bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa ở Hệ thống chăm sóc sức khỏe Montefiore cho biết. Tuy nhiên, những ngày “đèn đỏ” từ thời gian đó trở đi hoàn toàn khác.
Từ tuần 1 đến 6 sau khi sinh
Bạn sẽ thấy xuất hiện một ít máu nhưng đó không phải là kinh nguyệt. Theo bà Smith “khi tử cung được hàn gắn lại, nó sẽ tiếp tục chảy máu một chút ở chỗ mà nhau thai hình thành”. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ rằng đó có thể là do đã đến ngày “đèn đỏ” nhưng sau hơn 1 tuần đầu tiên, bạn sẽ thấy không phải như vậy.
Một trường hợp khác bạn cũng sẽ thấy máu chảy ra nhưng không phải là kinh nguyệt đó là khi lần đầu tiên bạn đứng dậy sau một thời gian nằm trên giường. Đơn giản chỉ là máu được tụ lại trong âm đạo khi cơ thể tiếp tục được hồi phục mà thôi. Việc máu xuất hiện như vậy là điều khá bình thường nhưng nếu chảy quá nhiều khoảng 6 tuần đầu tiên thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trong thời gian này. Thế nên, hãy thực hiện một cách an toàn mặc dù đa phần các bác sĩ đều khuyên là nên tránh.
Từ tuần 6 đến 8 sau khi sinh
Nếu không phải nuôi con bằng sữa mẹ thì nhiều khả năng kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. “Phần lớn những ngày đèn đỏ sẽ bắt đầu xảy ra trong khoảng 6 tuần sau khi sinh em bé”, Smith nói.
Do cơ thể trải qua quá nhiều thay đổi nên trong giai đoạn này, nó vẫn sẽ tiếp tục được điều chỉnh. Và nếu bạn cảm thấy lần đầu tiên kinh nguyệt trở lại có vẻ ít hơn hoặc nhiều hơn, ngắn hơn hoặc dài hơn hay bị đau bụng/lưng nhiều hơn thì cũng chưa hẳn là vấn đề. Thường, một thời gian sau đó, nó sẽ ổn định trở lại.
Một điều lưu ý đó là nếu kinh nguyệt xuất hiện một cách dữ dội đến mức mà bạn liên tục bị chuột rút hoặc phải thay băng vệ sinh cứ 1 giờ/lần thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng ở hormone, u xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung (những u nhỏ, được cấu tạo bởi các tế bào tăng sinh phì đại, bao quanh bởi một khối mô đẹm và tổ chức liên kết), hoặc sau khi sinh, cơ thể có thể thiếu các vitamin và chất khoáng quan trọng như magie do chế độ ăn không hợp lý.
Từ tuần 8 đến 24 sau khi sinh
Một trong những lý do khiến những ngày “đèn đỏ” sau khi sinh bị gián đoạn đó là nuôi con bằng sữa mẹ. Prolactin – hormone chịu trách nhiệm tạo sữa sẽ ngăn cản việc rụng trứng. Điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ không có kinh nguyệt ít nhất 6 tháng – và với một vài trường hợp có khi còn lâu hơn.
Nếu không nuôi con bằng sữa mẹ và vẫn không có kinh nguyệt thì điều này cũng hết sức bình thường. Nguyên nhân có thể là do các hormone gây căng thẳng cản trở. Lúc này, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.