Thiếu hụt vitamin này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, da nhợt nhạt, tim đập nhanh, kích động, táo bón, thiếu máu, viêm loét miệng, trí nhớ kém và mất cảm giác ngon miệng. Vitamin B12 có nhiều trong các loại thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, trứng, sò, gan.
Cùng xem vitamin B12 có những chức năng quan trọng gì với cơ thể.
1. Giúp sản xuất năng lượng
Vitamin B12 rất cần thiết cho sự hình thành của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, quá trình tổng hợp ADN và chuyển hóa năng lượng. Chúng giúp chuyển đổi tinh bột thành glucose và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu không có đủ vitamin B12 trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở, và kiệt sức.
2. Hỗ trợ hệ thần kinh
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Vitamin B12 giúp bảo vệ tế bào thần kinh cũng như truyền các xung thần kinh. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý.
3. Giúp ngăn ngừa bệnh tim
Thịt nạp vào cơ thể loại acid amin homocysteine. Nồng độ homocysteine cao là yếu tố gây nguy cơ bệnh tim nếu không có đủ lượng vitamin B12. Tăng hấp thu vitamin B12 có thể làm giảm nồng độ homocysteine từ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim.
4. Giúp xương chắc khỏe
Vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành của xương. Cơ thể được hấp thụ nhiều vitamin B12 giúp tăng mật độ xương và có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương.
5. Cải thiện tâm trạng
Vitamin B12 có liên quan mật thiết với vitamin B9, folate trong việc sản xuất S-Adenosylmethionine giúp cải thiện tâm trạng. Hợp chất này cũng được sử dụng để điều trị các chứng bệnh trầm cảm rất an toàn và hiệu quả.
6. Bảo vệ da, tóc và móng tay
Vitamin B12 ảnh hưởng tới việc sản xuất sắc tố da của bạn. Chúng giúp hạn chế tăng sắc tố ở nhiều vùng da. Bên cạnh đó, nếu không có đủ vitamin B12, móng tay của bạn có thể nhợt nhạt và giòn bởi loại vitamin này giúp trong việc hấp thu sắt, là hợp chất cần thiết cho móng tay khỏe mạnh. Vitamin B12 cũng giúp hình thành các tế bào máu đỏ, mang oxy đến tóc giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Vitamin B12 giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
8. Tốt cho thai nhi
Axit folic là một trong những yêu tố cần thiết cho thai kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B12 cũng không kém phần quan trọng so với axit folic. Vitamin B12 giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và các vấn đề về thần kinh khác, giúp duy trì sức khỏe của các tế bào máu đỏ, và hỗ trợ sản xuất AND ở thai nhi.
9. Ngăn ngừa ung thư
Methyl hóa AND là một phần quan trọng trong việc điều hòa gen, rất cần thiết cho sự phát triển động vật có vú bình thường. Các vitamin, axit folic cung cấp một trong những nhóm cacbon chính cần thiết cho sự methyl hóa ADN. Nếu không có vitamin B12, folate không thể được chuyển đổi và việc nhân bản ADN có thể bị ảnh hưởng. Bổ sung vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này và hạn chế sự phát triển của ung thư.
10. Ngăn chặn bệnh Alzheimer
Tuổi già luôn có nguy cơ đối mặt với bệnh Alzheimer do sự suy giảm các tế bào não bộ. Vitamin B12 rất quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể sẽ bảo vệ sức khỏe bạn. Nếu bạn ăn chay, hãy uống bổ sung vitamin B12 bởi chúng thường chỉ có ở các loại thực phầm nguồn gốc động vật.