2015-08-04 11:20:13
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA4LzEyL3RyYW4tZGluaC10aG9haS0yXzE0MzkzNjQ2NjYtMTEzNzM1dGhhbS1zYXQtby1iaW5oLXBodW9jLWtob25nLWdpZXQtbmd1b2ktdmFuLWJpLWtob2ktdG8tdmktc2FvLmpwZw==.webp

Điều phải biết về thịt cóc để không hại sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của thịt cóc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cóc giàu đạm, kẽm (100gr bột cóc có 55,4g đạm và 65mg kẽm). Tuy nhiên, ngoài đạm và kẽm, thịt cóc không có thêm bất cứ thành phần dinh dưỡng nào khác. Trong khi đó, lượng đạm trong thịt cóc so với thịt heo, gà, ếch thì không nhiều hơn, thậm chí, nếu các mẹ biết chế biến thịt heo, gà, ếch đúng cách thì lượng đạm tương đương với thịt cóc. Ngoài ra, lượng kẽm trong cóc cũng ít hơn hải sản (sò, hến, hàu); lương canxi, vitamin D gần như không có.

Về bệnh còi xương, như chúng ta cũng biết, trẻ bị còi xương, nguyên nhân chủ yếu là do không hấp thu được canxi, mà trong thịt cóc, lượng canxi, vitamin D rất nghèo nàn. Như vậy, thịt cóc không phải là thần dược để hỗ trợ trẻ trong việc điều trị bệnh còi xương, biếng ăn như lời đồn thổi.

Nguy cơ ngộ độc cao từ thịt cóc

Một số mẹ, ngoài mua bột cóc cho trẻ ăn thì vẫn thường xuyên chế biến các món ăn dặm như cháo cóc hay làm chả, làm ruốc để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như các mẹ không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc và dẫn tới tử vong ở trẻ vì những nguyên nhân sau:


– Độc tố trong cóc: Ở một số bộ phận của con cóc như gan, trứng, da, mủ, mắt, hạc thần kinh chứa rất nhiều độc tố bufotoxin, có thể gây tử vong trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt, tỉ lệ gây tử vong ở thịt cóc rất cao và không kịp cứu chữa. Ngoài ra, ở một số con cóc còn chứa độc tố tetrodotoxin tăng thêm nguy hiểm khi cho trẻ ăn. Chưa kể, độc tố của thịt cóc không hề bị phân hủy ở nhiệt độ cao như nấu sôi, chiên xào…

– Đối tượng ăn thịt cóc đều là trẻ nhỏ, người già hay những người yếu, suy nhược cơ thể nên khả năng chống độc tố là rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến độc tố của thịt cóc phát tán nhanh hơn trong cơ thể và gây ra tử vong cao.

Vì lý do an toàn sức khỏe cho trẻ, tốt nhất mẹ không nên tự mua cóc và chế biến thịt cóc hoặc mua thịt cóc bán dạo được làm sẵn. Vì mẹ không thể biết là người làm đã loại bỏ hoàn toàn độc tố từ cóc chưa hoặc độc tố có dính vào thịt cóc hay không. 

Để cải thiện tình trạng còi xương, biếng ăn của trẻ, mẹ có thể thay thế thịt cóc bằng các thực phẩm giàu đạm, kẽm khác hoặc tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị tốt nhất bệnh còi xương ở trẻ.

http://yeutre.vn/bai-viet/cho-tre-an-thit-coc-loi-mot-hai-muoi.6443/

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...