2016-04-10 09:27:11
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"10-sai-lam-chet-nguoi-khi-cho-con-uong-sua-can-bo-gap":"10 sai l\u1ea7m \"ch\u1ebft ng\u01b0\u1eddi\" khi cho con u\u1ed1ng s\u1eefa c\u1ea7n b\u1ecf g\u1ea5p","cho-con-uong-sua":"cho con u\u1ed1ng s\u1eefa","sai-lam-chet-nguoi-khi-cho-con-uong-sua":"sai l\u1ea7m \"ch\u1ebft ng\u01b0\u1eddi\" khi cho con u\u1ed1ng s\u1eefa"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:500:355:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA0LzEwL3NhaS1sYW0ta2hpLWNoby1jb251b25nLXN1YS1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ2MDI1NTM0MS0wOTU4MDIxMC1zYWktbGFtLWNoZXQtbmd1b2kta2hpLWNoby1jb24tdW9uZy1zdWEtY2FuLWJvLWdhcC5qcGc.webp

10 sai lầm “chết người” khi cho con uống sữa cần bỏ gấp

Loại thực phẩm bổ dưỡng nhất cho bé cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu bạn phạm sai lầm.

1. Kết hợp cho bé uống sữa và ăn cháo

Bữa ăn cho bé hầu hết các mẹ thường cho con ăn cháo, sau đó uống thêm sữa để đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên việc này là hoàn toàn sai lầm, cần nhớ rằng sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo thành phần chủ yếu là tinh bột, khi kết hợp với nhau vitamin A sẽ bị triệt tiêu.

Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu vitamin A rất dễ gây suy nhược cơ thể, trí não chậm phát triển.

Do vậy, khi chăm con, cách tốt nhất là phân bố hợp lý giữa thời gian cho bé ăn cháo và uống sữa. Bạn nên đợi vài tiếng sau khi bé ăn cháo mới tiếp tục cho con uống sữa để cơ thể bé hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất từ hai nguồn thức ăn.

2. Cho bé uống sữa chống đói


Trong lúc chưa chuẩn bị kịp bữa cho con, chúng ta xoa dịu cho con bằng một cốc sữa lót dạ, nhưng khi bé quá đói, việc bạn đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh.

Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh calci xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể bé lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, cản trở các hoạt động vui chơi có lợi cho tiêu hóa.

Thời điểm cho con uống sữa vào cuối bữa ăn, hoặc sử dụng sữa như là một bữa ăn phụ cho con trong ngày, thời điểm mà bé chưa quá đói là lý tưởng nhất.

3. Cho nhiều đường vào sữa nóng

Thông thường 100ml sữa thêm 5-8g đường nhưng một số bé có khẩu vị thích uống sữa ngọt một chút nên khi pha sữa chúng ta thêm một ít đường cho con.

Tuy nhiên, quá nhiều đường dự trữ trong cơ thể ngoài nhân tố nguy hiểm gây ra các bệnh như: xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng thì chất lysine có trong sữa sẽ phản ứng với đường khi đun nóng, tạo thành chất không có lợi cho cơ thể của bé.

Do vậy bạn nên cho đường vào sữa ấm hoặc đã được để nguội là tốt nhất, nhiệt độ lý tưởng dao động từ 30-700C.

4. Uống sữa đặc

Bỏ mặc những hướng dẫn của nhà sản xuất, nhiều bà mẹ nghĩ rằng uống sữa càng đặc, con mình càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng nên có thể tăng giảm liều lượng tùy thích. Kì thực, độ đậm đặc của sữa phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của bé.

Trẻ sơ sinh nếu dùng sữa quá đặc, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đau dạ dày, kiết lị, ăn không ngon… Nguyên nhân là do sữa càng đặc thì độ dinh dưỡng càng cao trong khi các cơ quan nội tạng của trẻ còn rất yếu, chưa thể hấp thụ một lượng thức ăn quá lớn cùng lúc.

Vì vậy, khi uống sữa nên chú ý độ tuổi của bé và pha theo đúng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

me
Thật sai lầm nếu bạn muốn cho một chút socola vào trong cốc sữa của bé để tạo vị thơm.

5. Thêm socola vào sữa

Thật sai lầm nếu bạn muốn cho một chút socola vào trong cốc sữa của bé để tạo vị thơm. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu bạn trộn sữa với socola, con sẽ chẳng thể hấp thụ calci có trong sữa vì canxi phản ứng hóa học với oxalate trong socola, tạo thành hợp chất canxi oxalate không hề có lợi cho con.

Không những thế, dùng thức uống này quá nhiều sẽ gây khô tóc, tiêu chảy và những phản ứng ngoài mong muốn khác của bé.

6. Uống sữa với thuốc

Để bé chịu uống thuốc khi mắc bệnh, mẹ thường cho bé uống cùng sữa. Hoàn toàn sai lầm mẹ nhé. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, làm nồng độ thuốc trong máu giảm thấp một cách đột ngột.

Hơn nữa, canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng khác phản ứng với thành phần của thuốc, tạo hợp chất rất hại cho cơ thể trẻ em. Vì vậy, trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2 tiếng, mẹ mới nên cho bé uống sữa.

7. Để con vừa nằm vừa uống sữa

Hình ảnh các em bé vừa nằm vừa ôm bình sữa không hề xa lạ, thậm chí bạn có thể bắt gặp hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng điều này rất nguy hiểm và đôi khi bé có thể bị sặc sữa điều này có thể hại chết con? Việc vừa nằm vừa uống sữa, dễ khiến trẻ bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm.

Do hệ tiêu hóa của con chưa thật sự hoàn thiện, khi nằm uống sữa rất dễ bị trào ngược sữa, dẫn tới nôn trớ. Ở tư thế nằm, chất nôn dễ trào vào đường thở gây sặc ở bé. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời có thể khiến con tử vong.

Ngoài ra, việc nằm uống sữa trước khi ngủ, còn làm gia tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ, do các chất ngọt trong sữa lắng đọng trên răng. Việc nằm uống sữa còn khiến con có khả năng bị viêm tai giữa. Bởi ở tư thế nằm, sữa rất dễ chảy ra ống tai và đọng lại đó, gây nhiễm trùng.

8. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò
 
Nhiều bà mẹ hiện nay bị ảnh hưởng bởi lý thuyết “sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa” nên quyết định thay thế hoàn toàn sữa bò bằng sữa đặc. Lý thuyết này thực tế không đúng vì sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp, có vị rất ngọt, khi uống phải thêm 5 – 8 lần nước để hòa loãng khiến nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi, hàm lượng đường sẽ hơi cao, không tốt cho bé.

9. Chỉ cho con uống sữa bột
 
Với suy nghĩ sữa tươi không có chất gì, chỉ uống thay nước lọc nên nhiều bà mẹ chỉ cho bé uống sữa bột và loại bỏ sữa tươi ra khỏi thực đơn của con. Thực tế, trong sữa tươi có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé, chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Vì vậy, các mẹ hãy bổ sung sữa tươi vào thực đơn cho con, hoặc có thể cho bé dùng song song với sữa bột. 
 
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sữa tươi chỉ có thể dùng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên bởi trong sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. 

10. Phải chọn sữa ngoại cho con
 
Nhiều mẹ có tâm lý chuộng sữa ngoại, sữa ngoại tốt hơn sữa nội, loại sữa nào càng đắt tiền thì càng tốt. Suy nghĩ này hoàn toàn sai bởi mỗi bé phù hợp với một loại sữa khác nhau nên các mẹ không nên áp đặt các loại sữa khó uống mà bé không thích. Chọn các loại sữa phù hợp với bé không chỉ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé mà còn tránh gây ra những phản ứng như đau bụng, nôn mửa, dị ứng…

Trước khi sinh mổ chủ động cần chuẩn bị những gì
Trước khi sinh mổ chủ động cần chuẩn bị những gì
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Để chuẩn bị cho ca sinh mổ thuận lợi và thành công tốt đẹp, bạn cần chuẩn bị những điều sau.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...