Phải phá thai là một trải nghiệm đau đớn và đầy tổn thương. Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn phá thai để trì hoãn một thời kỳ mang thai cho đến khi họ đã sẵn sàng, hoặc những người phải hủy bỏ đứa bé do một số lý do y tế hoặc sinh lý.
Tuy nhiên, việc có thai sau khi phá thai sẽ cần một kế hoạch và biện pháp hợp lí. Dưới đây là vài thông tin bạn cần biết về việc thụ thai sau khi phá thai.
Phải phá thai là một trải nghiệm đau đớn và đầy tổn thương. (Ảnh minh họa) |
1. Phá thai không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?
Việc phá thai nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có kinh nghiệm và được hướng dẫn y tế thích hợp, là một phương pháp an toàn và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Thường thì người ta lo sợ những vấn đề về biến chứng như: Chảy máu, nhiễm trùng tử cung và phần phụ trong quá trình nạo phá thai. Nhưng với những tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện nay, tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng sau khi nạo phá thai đã giảm đáng kể.
2. Phá thai nhiều lần có thể làm cho cổ tử cung suy yếu
Phá thai để trì hoãn việc mang thai sẽ không làm hại bạn nhiều. Nhưng nếu bạn liên tục phá thai nhiều lần, điều này có thể gây ra sẹo trên tử cung hoặc cổ tử cung. Ngoài ra, thủ thuật nạo phá thai có liên quan đến sự giãn nở của cổ tử cung, vì vậy việc phá thai nhiều lần làm suy yếu vùng cơ này.
Do đó, nếu bạn có kế hoạch mang thai nhưng trước đó đã phá thai nhiều lần, thai kỳ có thể kết thúc sớm do tử cung giãn nở sớm. Trong trường hợp cổ tử cung bị suy yếu, khâu cổ tử cung nên được thực hiện để giữ cho thai nhi được an toàn bên trong.
3. Mang thai lại ngay sau khi phá thai rất nguy hiểm
Các chuyên gia tư vấn cho rằng việc mang thai quá sớm sau khi phá thai, nghĩa là trong vòng ba tháng sau khi phẫu thuật, có thể rất nguy hiểm. Trong trường hợp phá thai nội khoa, tử cung bị làm mềm do thuốc, gây ra sự co thắt để tống thai ra ngoài, điều này gây ra chảy máu rất nhiều.
Trường hợp phá thai bằng phẫu thuật được thực hiện thông qua nạo hút phải mất một thời gian để tử cung lành lại và người phụ nữ cần được chăm sóc về y tế tốt. Vì vậy, lý tưởng là phải chờ ít nhất sáu tháng sau khi phá thai nếu muốn mang thai lần nữa.
4. Sử dụng các biện pháp tránh thai sau phá thai là rất cần thiết
Thậm chí nếu bạn bị chảy máu hoặc mất kinh sau khi phá thai, sự rụng trứng vẫn có thể diễn ra bình thường. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể mang thai sau khi phá thai, nếu bạn không sử dụng biện pháp tránh thai hợp lí việc có thai ngoài ý muốn rất dễ xảy ra. Đặt biệt là việc có thai sau khi phá thai là cực kì nguy hiểm cho thai phụ.
5. Cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về kế hoạch có thai
Dù bạn đã chờ đợi thời gian đủ lâu cho tử cung lành lại nhưng bạn vẫn cần phải nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước nếu dự định có thai. Một số xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện trước khi thụ thai sẽ cung cấp cho bạn một thông tin chính xác: bạn có thể mang thai được không và tử cung của bạn đã được chữa lành đủ để nuôi dưỡng thai nhi hay chưa.
Các biến chứng lớn sau nạo phá thai
Ngoài vô sinh, khi nạo phá thai không an toàn chị em phụ nữ còn có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.
Ngoài vô sinh, khi nạo phá thai không an toàn chị em phụ nữ còn có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng. |
Theo kiến thức về sức khỏe sinh sản nên nhiều người để dính bầu rồi “tặc lưỡi” đi nạo phá thai mà không biết rằng nạo phá thai không an toàn sẽ gây ra những biến chứng nặng nề đối với chị em phụ nữ.
Ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai.
Gần 20 triệu ca trong số này là phá thai không an toàn. Khoảng 13% tử vong liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử vong khoảng 67.000 ca mỗi năm.
Các tai biến và biến chứng có thể xảy ra sau khi nạo phá thai: Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần; Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở người chưa sinh nở; Thủng tử cung do tư thế tử cung bất thường; Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc(hiếm gặp); Sót nhau, sót thai; Nhiễm trùng; Rong kinh; Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần; Vô sinh; Thai ngoài tử cung…
7 tip chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ mẹ không thể bỏ qua
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Điều gì khiến bạn lo lắng nhất về sức khỏe của mình sau khi sinh em bé xong? Đừng bỏ qua bài đọc này để phục hồi sức khỏe nhanh nhất có thể! |