Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Rau xanh chế biến quá lâu sẽ bị mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Nấu rau trong nồi đồng
Chúng ta biết rằng trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.
Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé. Bởi vậy, các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng.
Ngâm rau trong nồi, không vớt ra ngay
Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi còn có thể ngấm vào nước và rau.
Rửa rau không kỹ
Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại, không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn.
Bạn nên rửa rau thật sạch trước khi chế biến để loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Vì thế, khi mua rau về, bạn vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất, bạn nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.
Lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu
Thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.
Rau củ đã nấu chín để tủ lạnh sẽ bị thất thoát vitamin C, vitamin B các loại, thậm chí nếu để trong tủ lạnh qua đêm món ăn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Bạn chỉ nên cho bé ăn rau củ chế biến trong ngày (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)
Bởi vậy, bạn chỉ cho bé ăn rau củ chế biến trong ngày và ăn luôn ngay sau khi chế biến. Nếu muốn bảo quan rau củ đã chín, cần nghiền nhỏ trữ đông theo quy trình đặc biệt.
Thái nhỏ rau củ rồi rửa
Một số người có thói quen mua rau về, sơ chế cắt, thái nhỏ rồi mới rửa. Hành động này sẽ làm suy yếu các chất dinh dưỡng của rau vì có rất nhiều các chất dinh dưỡng trong rau có thể tan trong nước. Rau được thái nhỏ rồi mới rửa sẽ có khả năng mất nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường.
Bảo quản rau trong tủ lạnh không đúng cách
Hầu hết các loại rau đều có nhiệt độ bảo quản thích hợp là từ 3 ℃ -10 ℃, nhưng cũng có một số loại rau quả nếu để nhệt độ thấp sẽ hỏng. Ví dụ như dưa chuột nếu để trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 10 ℃ sẽ bị mềm, chảy nước.
10 sai lầm của mẹ khi cho bé ăn rau
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Nếu mẹ mắc phải những sai lầm này, việc cho bé ăn rau có khi lại phản tác dụng. |