2015-09-16 22:41:09
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh":"C\u00e1ch r\u1eeda m\u0169i cho tr\u1ebb s\u01a1 sinh","cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-khong-phai-ai-cung-biet":"C\u00e1ch r\u1eeda m\u0169i cho tr\u1ebb s\u01a1 sinh kh\u00f4ng ph\u1ea3i ai c\u0169ng bi\u1ebft","rua-mui-dung-cach":"r\u1eeda m\u0169i \u0111\u00fang c\u00e1ch","tre-so-sinh":"tr\u1ebb s\u01a1 sinh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzE2L2NhY2gtcnVhLW11aS1jaG8tdHJlLXNvLXNpbmhfMTQ0MjQxODUxMC0xMzAzNTVjYWNoLXJ1YS1tdWktY2hvLXRyZS1zby1zaW5oLWtob25nLXBoYWktYWktY3VuZy1iaWV0LmdpZg.webp

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng và an toàn nhất không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Vì thế hãy học theo hướng dẫn dưới đây nhé!

Thời tiết chuyển sang Thu, Đông cũng là lúc trẻ nhỏ, đặc biệt là bé sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi,… dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,… Đó là lý do mẹ nên học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để giúp bé dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của bé, khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày. Việc rửa mũi đúng cách cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho bé.

me
Việc rửa mũi nên được tiến hành ngay khi bé có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi, ho, thở khò khè.

Việc rửa mũi nên được tiến hành ngay khi bé có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi, ho, thở khò khè,… Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần mẹ “tỉ mẩn” và cẩn thận làm theo từng bước. Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, bao gồm nước muối sinh lý (chọn mua lọ nước muối sinh lý có đầu tròn, loại không phải cắt đầu trước khi sử dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé), khăn xô mềm, sạch, miếng lót chống thấm (có thể chuẩn bị thêm dụng cụ hút mũi cho bé nhưng việc hút mũi cho bé thường không cần thiết và không được khuyên dùng).

Vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ gồm các bước như sau:

Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn. 

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt đó xịt được liên tục.


Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

– Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.

– Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.

Bạn có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý 0,9% và 1 xylanh 10 ml. Bạn dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra. 

Sau khi mũi trẻ đã sạch, mũi sẽ thông thoáng, trẻ mới tự thở bằng mũi được. Trẻ không bị vướng đờm, nên sẽ không ho và không bị trớ. Trong mùa đông, bạn đặc biệt nên giữ ấm mũi cho trẻ, nên dùng khẩu trang và cho bé ăn mặc đủ ấm mỗi khi ra đường.

Những lưu ý quan trọng về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

– Cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

– Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.

– Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thế kế tròn, mềm an toàn cho bé. Trong trường hợp vẫn phải sử dụng xi lanh, mẹ nên quấn 1 miếng gạc vào đầu xi lanh để đảm bảo an toàn cho con.

– Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.

– Nên rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

– Không lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 – 5 lần/ngày), nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Với cách rửa mũi trên, bé sẽ rất dễ chịu ngay sau đó và hiệu quả khỏi bệnh cũng rất tốt. Những lần sau bé quen dần và có bé còn tỏ ra thích thú việc rửa mũi thay vì quấy khóc như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ rửa mũi cho bé trong vòng 3 ngày không thấy đỡ, bé bị ho, ho có đờm thì cần đưa con đến viện để bác sĩ kiểm tra xem bé có bị viêm phế quản, viêm phổi hay không?

Mẹo dân gian giúp mẹ
Mẹo dân gian giúp mẹ “nặn” má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Ai cũng phải công nhận má lúm đồng tiền cười rất duyên phải không? Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bà bầu luôn muốn con sinh ra sẽ có má lúm.
Chăm sóc bé mọc răng - những điều mẹ nên biết
Chăm sóc bé mọc răng – những điều mẹ nên biết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bài viết này sẽ cho các mẹ biết các dấu hiệu bé nhà mình sắp mọc răng và một vài cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn này.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...