Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi như thế nào?
Bé đã được 2 tuần tuổi, dù cách chăm sóc khi bé được 2 tuần tuổi không khác so với khi bé được 1 tuần tuổi, nhưng còn cần phải có những điểm lưu ý nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nào.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
1. Chú ý khi cho bé bú
Giờ đây, khi bé đã được hai tuần tuổi, bé đã bắt đầu quen với sữa mẹ thì bé sẽ bú nhiều và thường xuyên, mẹ sẽ không còn gặp những triệu chứng đau, sưng núm vú hay ngực căng tức sữa. Và đây cũng là thời gian, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để sữa cung cấp đủ dưỡng chất bé cần.
Dù có thể trong 2 tuần đầu, bé còn lạ lẫm vời việc bú mẹ, nhưng theo bản năng bé sẽ tự biết tìm tư thế thoải mái, thích hợp nhất khi bú mẹ. Đối với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi thường bú 8-12 lần trong 24 giờ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bé sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi bé bú nhiều hơn thường lệ, đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé đang phát triển nhanh, chứ không phải do mẹ không đủ sữa cho bé.
2. Sự phát triển của cân nặng
Nếu như ở tuần đầu tiên, bé bị sụt cân thì sang tuần thứ 2 này, bé sẽ đạt được cân nặng đã bị mất . Lúc này, né sẽ đạt trọng lượng lúc mới sinh khi được 2-3 tuần tuổi.
Tuần này, mỗi ngày bé cần thay khoảng 5 chiếc bỉm và đi tiêu khoảng 3 lần/ ngày. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ biết được bé có bú đủ sữa hay không, do vậy nên các mẹ cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề này nhé.
3. Giấc ngủ
Sang tuần thứ 2, bé vẫn dành chủ yếu thời gian để ngủ, ít khi thức. Bé chỉ thức để ăn hoặc chơi một lúc. Mẹ sẽ nhận ra rằng khi bé buồn ngủ, chỉ cần quấn chặt bé hoặc ôm bé vào lòng, đu đưa nhẹ, bé sẽ chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Dù bé ngủ sau khi bú mẹ cũng là hiện tượng bình thường tự nhiên. Bé ngủ yên giấc cả ngày và đêm nếu được mẹ vỗ về cưng nựng.
4. Hãy chú đến ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến việc giấc ngủ của bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi như thế nào? |
Trong tuần này, mẹ cũng nên bắt đầu tập cho bé biết phân biệt ngày đêm, tránh tình trạng bé ngủ ngày, chơi đêm. Vào ban đêm, các mẹ nên tắt hết đèn điện, tạo không gian yên tĩnh. Ban ngày khi bé thức chơi hoặc bú, nên mở cửa sổ, kéo rèm hoặc bật đèn cho phòng sáng. Ban ngày cũng không cần quá yên tĩnh. Dần dần bé sẽ biết phân biệt ngày đêm và ổn định chu trình giấc ngủ của mình.
5. Mẹ hãy chơi cùng bé
Thời gian trẻ thức chơi vào giai đoạn 2 tuần tuổi rất ít, mẹ nên tận dụng khoảng thời gian quý giá này để chơi cùng bé, qua đó giúp bé phát triển não bộ nhanh hơn.
Ở tuần thứ 2 này, bé rất thích nhìn chằm chằm vào mặt mẹ. Mẹ hãy nói chuyện với bé, dùng nhiều khẩu ngữ, điệu bộ, nét mặt khác nhau để thu hút sự chú ý của bé. Khi nói chuyện cần để mặt mẹ sát với mặt bé vì lúc này bé chỉ nhìn được vật thể trong khoảng cách từ 20-30 cm.
6. Chăm sóc rốn
Rốn của trẻ sơ sinh là bộ phận cực kỳ quan trọng. Khi muốn tắm cho bé, mẹ nên đặc biệt chú ý đến rốn của bé. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn bé trong nước cho đến khi nó rụng và khô, bởi bé có thể sẽ làm nhiễm trùng đấy nhé.
7. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe cho con
Do sức khỏe và hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên dễ mắc bệnh, mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Theo ý kiến của các bác sĩ thì khi con ốm, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con uống thuốc, mẹ nên. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống vì như vậy rất nguy hiểm. Theo dõi những phản ứng của con khi sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu như có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.
Dù cung cấp vitamin cho bé là rất quan trọng, tuy nhiên, các mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc bổ sung vitamin khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Vì dư thừa viatmin cũng sẽ gây hại đến sức khỏe của bé.
8. Hạn chế để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong khoảng thời gian đầu đời này của bé không nên cho bé tiếp xúc với anh nắng mặt trời, bởi da bé còn rất yếu, do vậy các mẹ cũng nên lưu ý chút nhé.
Cách rơ lưỡi “chuẩn khoa học” cho bé
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Để giúp các bà mẹ biết cách chăm sóc con tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết hướng dẫn cách rơ lưỡi “chuẩn khoa học” cho bé. |