Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng thường thích gặm hay cắn những đồ vật xung quanh, thường xuyên tỏ ra cáu gắt và hay đòi được bế. Nếu tâm trạng của bé không được vui, má ửng hồng, thường chảy dãi và bé hay đưa cả nắm đấm tay vào miệng,mẹ nên kiểm tra lợi của con.
Nếu trẻ đang mọc răng, bạn sẽ thấy có một cục cứng hoặc một điểm nhọn nào đó nhô hẳn lên trên bề mặt lợi. Chỗ gồ lên có vẻ sưng và đau. Mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổ mọi nguyên nhân trẻ bị ốm, sốt cao, tiêu chảy hay nôn mửa là do bé bị mọc răng. Đó có thể là triệu chứng của bệnh nào đó, do vậy cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Mẹ nên ghi nhớ rằng: mọc răng không phải nguyên do là cho trẻ bị ốm.
Mẹ hãy chú ý quan sát khoảng thời gian mọc răng của trẻ… |
Mẹo giúp trẻ mọc răng không sốt
Hầu hết cha mẹ đều lo lắng khi trẻ mọc răng sẽ bị sốt, đau nướu dẫn đến biếng ăn, biếng bú, sa sút, gầy gò. Theo dân gian, có rất nhiều cách từ tự nhiên giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Lá hẹ là một trong những vị thuốc bổ ích có tác dụng tốt trong việc này.
Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.
Sau khi trẻ bú được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.
Lá hẹ có thể dùng để phòng sốt mọc răng cho bé |
Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.
Lương y Hải cũng nhấn mạnh, trẻ vào giai đoạn này thường lười bú, quấy khóc, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể uống thêm nước đỗ đen để cho con bú tốt.
Những chăm sóc cần thiết khi trẻ mọc răng
Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt để được chữa trị tốt hơn.
Trẻ mọc răng thường hay quấy khóc nên mẹ hãy chú ý chăm sóc cho con |
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 – 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Những cách chăm con mẹ thông thái không bao giờ áp dụng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) -Chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình dài đầy khó khăn. Để con có thể phát triển toàn diện, các mẹ hãy là những nhà thông thái nhé. |