2016-02-09 08:17:37
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"di-le-chua-dau-nam-the-nao-cho-dung-de-mang-loc-ve":"\u0110i l\u1ec5 ch\u00f9a \u0111\u1ea7u n\u0103m th\u1ebf n\u00e0o cho \u0111\u00fang \u0111\u1ec3 mang l\u1ed9c v\u1ec1?","le-chua-dau-nam":"l\u1ec5 ch\u00f9a \u0111\u1ea7u n\u0103m"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzAyLzA5L2xlLWNodWEtZGF1LW5hbS1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ1NDk4MDY1Ny0wOTMxMjFkaS1sZS1jaHVhLWRhdS1uYW0tdGhlLW5hby1jaG8tZHVuZy1kZS1tYW5nLWxvYy12ZS5qcGc.webp

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng để mang lộc về?

Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng.

Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Ngày đầu năm mới Bính Thân 2016, khắp nơi trên cả nước đều đi lễ chùa.

Tuy nhiên không ít người vào chùa lễ Phật thường chuẩn bị lễ với đủ thứ như hoa, quả, xôi, thịt… rồi thắp hương, khấn xin đức Phật ban tài, ban lộc, cầu an cho gia đình mình. Song việc hành lễ thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết.

me
Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào.

Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào. Hiện tượng phổ biến này đang diễn ra ở bất cứ chùa nào. Nhưng lễ theo trình tự như thế nào thì mới đúng?

Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) đã chia sẻ trên kienthuc.net.vn cụ thể như sau:

Phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông


Sư cô cho rằng, khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.

Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam – PV).

Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.

Để lên hương án của chính điện (Tam Bảo)

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo – PV) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống… trong chùa.

Nhà Bái Đường

Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ – PV) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.

Ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng

Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.

Nhà Tổ

Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.

Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, Tết,…thường khách thập phương tới dự đông đúc. Điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là các Phật tử làm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó.

Cũng theo Sư cô Thích Nữ Minh Tâm: Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời.

Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng chia sẻ: “Người xưa vẫn nói “ăn hương ăn hoa”, hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn Phật chỉ là những hành động mang tính biểu tượng. Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là “tâm nhang/tâm hương”.

Hoa hay quả thì đều là những lễ vật bình dị, ai cũng có thể sắm được. Thắp nhang xong, thì hạ lễ, thụ lộc. Người ta hưởng cái lộc ấy chẳng phải vì nó cao sang gì mà vì những lễ mọn ấy được coi như là những vật phẩm thiêng. Vậy thì, tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất!”.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Đặt tiền lẻ đúng cách khi đi chùa đầu năm
Đặt tiền lẻ đúng cách khi đi chùa đầu năm
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đặt tiền lẻ khi đi lễ chùa đầu năm là việc hầu như ai cũng làm mỗi khi tới chùa. Tuy nhiên, đặt tiền lẻ thế nào mới đúng cách thì ít người biết.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...