Theo Insider, việc trẻ bỏ ăn đôi khi không phải do chứng biếng ăn. Đó có thể là dấu hiệu trẻ bị mắc chứng rối loạn hạn chế tiếp nhận thức ăn.

Bỏ ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ảnh: Healthline.

Tháng 9/2021, Vivi – một bé gái đang học lớp 6 (11 tuổi) – về nhà, nói với cha mẹ rằng bản thân sẽ không ăn ở canteen trường, do bạn học nói rằng đồ ăn tại đây có độc. Câu nói này tưởng chừng là trò đùa vô hại, nhưng đã gián tiếp khiến nỗi sợ của Vivi gia tăng mạnh mẽ trong học kỳ kế tiếp.

Sau đó, gia đình của Vivi bắt đầu chuẩn bị bữa trưa cho cô bé mang đến lớp, gồm những món là pho mát, bánh quy giòn Goldfish, đồ ăn nhẹ, trái cây. Tuy nhiên, Vivi thường về nhà với hộp cơm còn nguyên vẹn. Thậm chí, Vivi cũng cảm thấy khó chịu khi nhìn ai đó đang nhai một chút thức ăn.

Dấu hiệu của chứng rối loạn hạn chế tiếp nhận thức ăn

Lo lắng cho con, tháng 1/2022, Vivi đã được phụ huynh chuyển sang học trực tuyến. Song, tình hình vẫn không có tiến triển. Vivi lo lắng về việc nôn mửa và tiếp tục bỏ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Cô bé chỉ ăn vài miếng gà chiên cốm, không thích trái cây và rau tươi; đồng thời, chỉ thấy thoải mái khi ăn đồ ngọt như kem và bánh.

Dần dần, tình trạng suy dinh dưỡng của Vivi trở nên nghiêm trọng. Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán cô bé mắc chứng biếng ăn. Tuy nhiên, điều đó lại làm cha mẹ của Vivi cảm thấy lo lắng vì cô bé vẫn trông rất khỏe mạnh và thích ăn vặt.

Sau đó, gia đình đưa Vivi vào trung tâm điều trị. Lúc này, cô bé được chẩn đoán mắc chứng rối loạn né tránh/hạn chế tiếp nhận thức ăn (ARFID). Các bữa ăn tiếp đó, Vivi đã dùng bữa cùng bác sĩ trị liệu chứ không phải những bệnh nhân khác, vì cô bé không muốn ai nhìn thấy bản thân nôn mửa.

Kỹ thuật ở trung tâm điều trị là cố gắng để Vivi tự ăn càng nhiều càng tốt. Các bác sĩ sẽ cho cô bé ăn nhanh sau những bữa ăn Vivi không thể hoàn thành. Công nghệ này được sử dụng thủ công bằng ống thông mũi – dạ dày (NG), thức ăn theo đó sẽ được tự động bơm vào cơ thể trong khi Vivi ngủ.

tre bo an anh 1

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con ăn uống khỏe mạnh. Ảnh: The Fish Site.

Quá trình điều trị vất vả

Quá trình điều trị của Vivi diễn ra đầy khó khăn. Cô bé đã nôn 3 lần trong khi ăn và bắt đầu từ chối thức ăn. Thông thường, mỗi khi bụng cảm thấy rất no, Vivi sẽ rút ống NG ra.

Trong 3 tháng rưỡi ở trung tâm điều trị, Vivi chỉ tăng 3,6 kg. Cô bé thừa nhận ghét việc bịt miệng khi sắp nôn và cảm giác thiếu kiểm soát.

Tháng 8/2022, một chuyên gia về rối loạn ăn uống đã xác nhận Vivi mắc chứng emetophobia (hội chứng sợ nôn). Anh ấy nhận định hội chứng emetophobia là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ARFID của Vivi.

Sau đó, Vivi đã được tư vấn và thực hiện một ít liệu pháp phơi nhiễm. Cụ thể, khi xem một đoạn phim hoạt hình về chiếc ôtô bị ném lên trời, Vivi đã bỏ cuộc sau một tháng vì quá mệt với việc điều trị. Thời điểm đó, dù sở hữu chiều cao lên đến 170 cm, Vivi chỉ nặng khoảng 36 kg.

Đầu năm 2023, gia đình đưa Vivi đến nơi điều trị mới và tình hình đã chuyển biến tích cực hơn. Tại đây, Vivi thân thiết với một y tá và làm quen dần với ống NG. Cô bé vẫn tiếp tục thực hiện thêm một số liệu pháp tiếp xúc để giúp điều trị ARFID và hội chứng emetophobia. Hiện tại, Vivi đã xem được phim hoạt hình có các nhân vật ném mọi thứ lên bầu trời.

Gần đây, gia đình của Vivi đã bắt đầu tháo ống cho ăn khi cô bé đạt 43 kg. Các bác sĩ nói rằng trong một điều kiện lý tưởng, cân nặng của em phải nằm trong khoảng 44-51 kg. Hiện tại, Vivi đã ăn được những bữa ăn bình thường (khoảng 2.000 calo mỗi ngày) từ thực phẩm như bánh mì và sữa chua.

Theo Minh Uyên (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link