Giun kim, hay giun chỉ, là loại phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại giun này rất dễ lây lan nên cũng ảnh hưởng đến những độ tuổi khác.

Giun kim thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng không gây hại và có thể điều trị dễ dàng. Ảnh: Familyhealthdiary.

Giun kim hay giun chỉ là loại ký sinh trùng, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Giun kim không gây hại và có thể được điều trị dễ dàng, nhưng chúng cũng rất dễ lây lan giữa người với người. Loại giun này thường chui ra vào ban đêm khi con bạn đang ngủ.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Raising Children, trẻ em có thể bị nhiễm giun chỉ khi vô tình lấy trứng giun trên tay và nuốt phải. Điều này có thể xảy ra nếu trẻ cho tay vào miệng hoặc cắn móng tay sau khi tiếp xúc với những người có giun hoặc bụi, đồ chơi hoặc khăn trải giường bị nhiễm giun.

Sau khi nuốt phải, trứng sẽ đi vào ruột non của trẻ, sau đó nở và đẻ thêm trứng quanh hậu môn. Điều này có thể khiến trẻ bị ngứa ở mông. Đôi khi giun xâm nhập vào âm đạo của các bé gái và khiến vùng này cũng bị ngứa.

Nếu trẻ gãi mông và sau đó chạm vào miệng, chúng có thể nuốt trứng một lần nữa, khiến chu kỳ lặp lại. Nếu trẻ em chạm vào những thứ xung quanh nhà mà không rửa tay, trứng cũng có thể lây sang những người khác trong nhà. Trẻ em đi học dễ mắc phải giun kim vì chúng dành nhiều thời gian với những trẻ khác – trường hợp cũng có thể bị nhiễm giun kim.

Trẻ có thể bị nhiễm giun kim trở lại sau khi đã được điều trị nếu đưa trứng vào miệng. Đây là lý do việc khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên là rất quan trọng.

Loai giun o tre anh 1

Rửa tay thường xuyên là điều cần thiết giúp trẻ tránh nhiễm hoặc lây lan bệnh giun. Ảnh: Babycenter.

Dấu hiệu điển hình

Hầu hết trường hợp nhiễm giun kim sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một số trẻ có thể bị:

  • Ngứa quanh mông và/hoặc âm đạo, thường nặng hơn vào ban đêm.
  • Phần dưới có màu đỏ trên da sáng hơn hoặc nâu, tím hoặc xám trên da sẫm màu hơn.
  • Bồn chồn.

Các dấu hiệu ít phổ biến hơn như giảm cân, đái dầm, vùng da bị kích ứng quanh hậu môn. Một số triệu chứng hiếm gặp bao gồm:

  • Những con giun có thể nhìn thấy – nhỏ, màu trắng và dài 8-13 mm (thường bị nhầm với những mẩu giấy vệ sinh).
  • Đau bụng.
  • Viêm âm hộ.
  • Buồn nôn và nôn.

Phương pháp điều trị giun ở trẻ em

Giun kim ở trẻ em rất dễ điều trị và thường không nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê cho trẻ một liều thuốc chống ký sinh trùng (thuốc tẩy giun) có ở mọi hiệu thuốc.

Tuy nhiên, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), thuốc diệt giun nhưng không diệt được trứng. Trứng có thể sống tới 2 tuần bên ngoài cơ thể. Vì vậy, trẻ có thể phải lặp lại uống 2 liều cách nhau 2 tuần để đảm bảo tất cả giun đã bị diệt.

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc giun chỉ, bạn cũng nên điều trị cho mọi người trong gia đình bằng thuốc tẩy giun. Điều này ngăn chặn sự lây lan của giun giữa các thành viên trong gia đình. Trẻ cũng cần nghỉ học và ở nhà khi bị nhiễm giun, nhằm ngăn ngừa lây lan sang những đứa trẻ khác.

Hãy cho dược sĩ biết nếu bạn cần điều trị cho trẻ dưới 2 tuổi, bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Loai giun o tre anh 2

Trẻ có thể bị đau bụng, buồn nôn, nôn khi nhiễm giun kim dù hiếm gặp. Ảnh: Theasianparent.

Phòng chống giun cho trẻ

Giun dễ lây lan và việc nhiễm trùng quay trở lại là điều bình thường. Nhưng một số điều bạn có thể làm để ngăn chặn điều này xảy ra và tránh sự lây lan của giun:

  • Rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
  • Cắt móng tay thường xuyên.
  • Cố gắng khuyến khích con bạn không gãi quanh mông hoặc mút ngón tay.
  • Nếu bạn hoặc con bạn bị nhiễm giun, hãy thường xuyên giặt quần áo và khăn trải giường bằng nước xà phòng nóng mỗi ngày trong vài ngày sau khi điều trị.
  • Làm sạch nhà vệ sinh, bồn cầu, bô thường xuyên.
  • Khuyến khích con bạn tắm thường xuyên (buổi sáng tốt hơn để giúp loại bỏ trứng).
  • Không giũ quần áo hoặc giường ngủ để tránh trứng giun lan tới các bề mặt khác.
  • Không dùng chung khăn hoặc chăn với người nhiễm giun.

Theo Phương Mai (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link