1. Sử dụng muối và đá lạnh
Để giữ rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tự nhiên đồng thời có vị giòn và không bị nát, bí quyết dành cho bạn là muối và nước đá lạnh. Cách làm như sau:
– Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa lớn.
– Chuẩn bị các loại rau, thái miếng theo ý thích của bạn.
– Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỷ lệ hợp lý là một thìa nhỏ muối trên mỗi nửa lít nước luộc.
– Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước. Đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.
– Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước sạch có sẵn vài viên đá lạnh.
– Khi rau nguội, vớt ra, để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.
Để giữ rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tự nhiên đồng thời có vị giòn và không bị nát, bí quyết dành cho bạn là muối và nước đá lạnh. |
2. Luộc rau xanh với dầu ăn
Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn. Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.
3. Sử dụng chanh hoặc giấm
Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.
Một lưu ý khác bạn nên nhớ là khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.
4. Không luộc nhiều
Không nên cho quá nhiều rau vào chảo luộc 1 lần. Có thể bỏ một ít rau vô chảo, trụn sơ rồi vớt ra thả vào thau nước lạnh, rồi lại làm tiếp phần rau còn lại.
5. Chú ý nhiệt độ nước luộc
Khi luộc rau, cần đun nước với ngọn lửa thật lớn, để cho nước sôi thật già mới thả rau vào. Nếu bạn để nước chưa kịp sôi hoặc sôi lăn tăn mà đã vội vàng thả rau vào thì chắc chắn đến khi rau chín, màu của rau đã chuyển sang màu úa vàng.
Lưu ý, khi luộc bạn không nên đậy nắp vung, nước phải ngập phần rau luộc, rau luộc chín tới nên vớt ra luôn, nếu không rau lại bị nhừ, mất màu xanh.
Cách chọn rau tươi ngon
Rau non, mới hái thì nấu món ăn mới ngon. Rau non khi bấm vào cuống thấy giòn và có nhựa. Rau hái để lâu bị ôi, vì rau đã héo, ăn vào sẽ mất mùi vị và mất gần hết vitamin c.
– Bắp cải cần chọn cái cuộn chặt, cầm chắc tay, tròn, cuống bé; nếu chọn được cái mới hái thì ngon và ngọt.
– Rau muống thì chọn mớ rau phẳng là rau mới hái; còn hai đầu ngóc cong lên là rau hái từ hôm trước, dễ bị ôi. Rau tươi, nếu ngắt cuống có vệt nhực loãng ứa ra: rau trông xanh mát, cuông mập bóng là non. Ăn rau muống luộc thì nên mua rau ao. Ăn xào thì nên mua rau cạn. Rau ao ngọn to cuống màu tím, luộc bở. Còn rau cạn (thường gọi là rau muống trắng) thì ngược lại, xào ngon mà luộc thì nhạt.
– Cải muối dưa thì không nên chọn non, đẹp mã. Cần lựa giống dưa lá dày, đanh cây, hơi già một chút (rau đã hết thời kỳ phát triển, trong búp non không có lá nõn mà có bầu hoa mới nhú lên). Loại rau dưa này có hàm lượng đường cao lên khi muối dễ chua, cấu trúc tế bào của cây tương đối bền vững làm cho dưa không bị nhũn, ăn giòn.
Cách nấu canh sườn su hào ngọt ngào ngon cơm
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Su hào nấu với sườn heo tạo thành một món canh hấp dẫn với hương vị ngọt mát dễ ăn vô cùng. |