2015-12-09 09:47:32
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"nhung-truong-hop-tam-con-la-hai-chet-con":"Nh\u1eefng tr\u01b0\u1eddng h\u1ee3p t\u1eafm con l\u00e0 h\u1ea1i ch\u1ebft con","tam-cho-con-la-hai-chet-con":"t\u1eafm cho con l\u00e0 h\u1ea1i ch\u1ebft con","tam-cho-tre-dung-cach":"t\u1eafm cho tr\u1ebb \u0111\u00fang c\u00e1ch","tam-cho-tre-so-sinh":"t\u1eafm cho tr\u1ebb s\u01a1 sinh","tam-cho-tre-vao-mua-dong":"t\u1eafm cho tr\u1ebb v\u00e0o m\u00f9a \u0111\u00f4ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEyLzA5L2NhY2gtdGFtLXZhLWNoYW0tc29jLXRyZS1zby1zaW5oLWFuLXRvYW4tbXVhLWRvbmctMS1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ0OTYzMjYyNy0wOTAzNThuaHVuZy10cnVvbmctaG9wLXRhbS1jaG8tY29uLWxhLWhhaS1jaGV0LWNvbi5qcGc.webp

Những trường hợp tắm cho con là hại chết con

Tắm cho trẻ sơ sinh giúp bé sạch sẽ, thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mẹ lại không nên tắm bé.

Mẹ nên lưu ý các trường hợp sau không nên tắm bé sau:

1. Tắm ngay sau khi tiêm chủng

Khi trẻ còn nhỏ phải tiêm phòng định kỳ, sau khi tiêm xong, chỗ tiêm sẽ có một cái lỗ nhỏ, nếu cái lỗ tiêm đó tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.

2. Trong trường hợp nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy

Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Nó thậm chí còn khiến trẻ buồn nôn hơn khi trẻ bị dịch chuyển liên tục. Khi trẻ nôn mửa nên cho trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.


3. Tắm khi sốt quá cao

me
Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. 

Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.

4. Tắm khi da bị tổn thương

Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da…,mẹ không nên cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

5. Tắm ngay sau khi cho con ăn

Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tăm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất

6. Trẻ nhẹ cân, sinh non phải cẩn thận khi tắm bé

Trẻ nhẹ cân, sinh non dưới 2,5kg đều có cơ thể rất yếu đuối, mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu. Trẻ sinh non rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này, cần đặc biệt cẩn thận để quyết định việc tắm.

Cũng lưu ý rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp để cho con tắm là 26-28 độ C, nhiệt độ nước ở 40-42 độ C.

7. Tắm cho bé khi đói

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm cho con ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.

8. Tắm cho trẻ vào ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, bé bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

Mùa đông tắm cho con như thế nào để không bị ốm

Các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo rằng ngay cả những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, có như thế mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé phải thật cẩn thận kẻo dễ cảm lạnh hoặc nước nóng quá sẽ khiến bé tổn thương da.

Dưới đây là một vài điểm mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé:

Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.

me
Với các bé còn nhỏ, mẹ không nên cởi hết quần áo một lần. Mẹ nên “tắm đến đâu, cởi cho bé đến đó”.

Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. 

Với các bé còn nhỏ, mẹ không nên cởi hết quần áo một lần. Mẹ nên “tắm đến đâu, cởi cho bé đến đó”. Mẹ tắm sạch cho bé chỗ nào rồi thì quấn khăn để lau khô người và giữ ấm cho con. Khi mặc quần áo cho con, mẹ cũng mặc quần áo đến đâu cho con thì bỏ khăn ra đến đó.

Dù trời lạnh đến mức nào, mẹ cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa.

Với những trẻ trên một tuổi, nên mua một cái chậu to, thành chậu cao để làm sao khi trẻ ngồi vào mà nước bao phủ phần lớn cơ thể trẻ.

Nước ấm sẽ giúp không bị lạnh.

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng nên phòng sẽ ấm hơn là cho con tắm trước. Nếu thời tiết lạnh quá, bạn cũng thế thể cho vào nước một ít dầu tràm để cho trẻ ấm hơn.

Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Nếu nhà mẹ nào có điều kiện, tắm cho bé trong điều hòa hoặc có quạt sưởi, không khí cũng sẽ ấm hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Các mẹ không nên tắm quá lâu cho con. Khi cho con lên khỏi chậu nước, cũng cần lau khô người con và mặc quần áo thật nhanh. Trước khi tắm cho con, mẹ nên chuẩn bị sẵn quần áo, tất, mũ cho bé. 

Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn.

Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rung mình. Hoặc không dùng quạt sưởi thì mẹ có thể ấp quần áo vào người mẹ cũng được.

Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên.

Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước liên tục vào người trẻ.

Lúc bế trẻ ra thì một người cầm sẵn khăn ủ loại to trùm vào người bọc kín để thấm nước trên người trẻ, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (nhất là với trẻ sơ sinh).

Nếu chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau, bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.

Cảnh báo: Thói quen cha mẹ làm con kém thông minh!
Cảnh báo: Thói quen cha mẹ làm con kém thông minh!
(Làm Mẹ) – Đánh vào mông con, để con xem ti vi hơn 2 tiếng/ngày, để mặc con khóc… khiến trí thông minh của trẻ bị sụt giảm không ngờ.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...