2016-07-11 09:03:30
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"39-tuan-tuoi":"39 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","ba-bau":"b\u00e0 b\u1ea7u","ba-bau-39-tuan":"b\u00e0 b\u1ea7u 39 tu\u1ea7n","mang-thai":"mang thai","thai-nhi":"thai nhi","thai-nhi-39-tuan":"thai nhi 39 tu\u1ea7n","thai-nhi-39-tuan-tuoi":"thai nhi 39 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","thai-nhi-phat-trien":"thai nhi ph\u00e1t tri\u1ec3n","thai-nhi-thay-doi":"thai nhi thay \u0111\u1ed5i"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:480:352:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA3LzExL3RoYWktbmhpLTM5LXR1YW4tdHVvaS1uaHUtdGhlLW5hby1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ2ODIwMjYxMC0xMDM4MTl0aGFpLW5oaS0zOS10dWFuLXR1b2ktbmh1LXRoZS1uYW8uanBn.webp

Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?

Thai nhi ở tuần thai thứ 39 bé yêu nặng hơn 3,3 kg và cao khoảng 50,7 cm. Thời điểm này bé đã sắn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài.

Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?

Tuần thai thứ 39 là giai đoạn cận kề với ngày sinh nở. Lúc này em bé của bạn đang chờ đón đến ngày được sống với thế giới bên ngoài. Trong tuần này lớp mỡ dưới da của bé đang tiếp tục được tổng hợp để duy trì thân nhiệt sau khi bé chào đời. Lúc này chắc chắn mẹ đang vô cùng mong ngóng ngày con chào đời rồi, Hãy cảm nhận những ngày cuối cùng em bé trong bụng mẹ nhé, và nhớ đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé đầy đủ nhất đặc biệt giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhé.

Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?

Lúc này, nếu bé chưa chào đời, mẹ sẽ được lập hồ sơ sinh lý và thực hiện các xét nghiệm để chắc rằng bé vẫn khỏe mạnh. Đừng quá lo lắng mà cần chú ý nghỉ ngơi để tránh mất sức khi sinh.

Mô tả ảnh.
Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?

Khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào, nhưng một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3,2kg và dài khoảng 50cm. Xương sọ của bé chưa khít lại, chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ.

Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh có thể thu hẹp chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé khi mới sinh ra trông hơi giống hình chóp. Mẹ yên nhé, tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.

Dây rốn hiện đã thay đổi kích thước nhưng trung bình dài khoảng chừng 55 cm và dày khoảng 1-2 cm và đôi khi dây rốn quấn quanh cổ của bé. Thông thường thì điều này không gây vấn đề hay nguy hiểm gì cho bé và nếu dây rốn bị đè trong khi mẹ đau đẻ hay lúc sinh thì phải dùng đến thuật mổ bắt con.


Hầu hết lớp lông măng và bã nhờn thai nhi phủ trên da của bé giờ đây đã biến mất. Cơ thể mẹ có nhiệm vụ cung cấp kháng thể cho bé qua nhau thai giúp hệ miễn dịch của bé có thể kháng lại nhiễm trùng trong 6 đến 12 tháng đầu đời.

Da bé tiếp tục tích mỡ. Đây là một phần quan trọng để bé để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi được sinh ra. Em bé cũng bắt đầu hình thành các tế bào da mới để thay thế các tế bào da cũ.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

Thời gian này mẹ bầu sẽ thấy những cơn co mãnh liệt hơn. Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là loại sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Lúc này, chị em nên mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.

Vào một hay hai tuần cuối cùng trước khi bé chào đời, mẹ bầu thường không gặp phải sự thay đổi nào cả. Có lẽ bạn không tăng cân hay không nhận ra rằng bụng mình to hơn. Nhưng thực tế, sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra. Càng gần thời gian sinh, bạn càng nép mình hơn.

Nếu đo từ khớp dính đến đỉnh tử cung, khoảng cách là từ 36 – 40cm. Trong khi đó, khoảng cách từ rốn đến tử cung là 16 – 20cm. Bạn gần như đang ở những ngày mang thai cuối cùng. Lúc này, cổ tử cung bắt đầu quá trình mở ra để chuẩn bị sinh con. Sau khi thai nhi được đẩy đến khung xương chậu, sẽ càng gần cổ tử cung hơn. Dần dần, cổ tử cung sẽ mềm hơn, ngắn hơn và mỏng hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe người ta nói quá trình này là “thời kỳ chín mùi” hay “thời kỳ cổ tử cung mỏng đi”.

Bạn có cảm giác khó chịu hơn bao giờ hết. Tử cung chiếm hết chỗ trong khoang chậu và gần hết khoang bụng. Nó ép tất cả các cơ quan khác khỏi vị trí bình thường. Hãy đơn giản hóa vấn đề như nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng được giữ bé trong bụng.

Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Bạn nên mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.

Thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào?
Thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Thấm thoát mà đã hết tháng thứ 3 của thai kỳ. Cho đến lúc này, dường như thai nhi đang trên đà phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...