Sau cái chết của Tống Hiếu đế Lưu Tuấn, những tranh giành trong hoàng thất triều Tống càng trở nên khốc liệt. Thái tử Lưu Tử Nghiệp kế vị hoàng đế được hơn 1 năm thì bị Lưu Úc giết chết đoạt ngôi, từ đó Lưu Úc chính thức trở thành Hoàng đế triều Tống.
Hoàng hậu của Lưu Úc là Vương Trinh Phong Hoàng hậu, bà vốn là một phụ nữ sống nội tâm, yếu ớt. Năm Tống Văn đế thứ 25, khi bà mới 13 tuổi đã được gả cho Hoài Dương Vương Lưu Úc, phong làm Hoài Dương Vương phi.
Tống Minh đế Nam triều Lưu Úc là vị bạo chúa, ông có một “sở thích” kỳ dị, đó là xem phụ nữ khỏa thân.
Ông thường tìm kiếm niềm vui bằng cách triệu kiến các phi tần, ra lệnh cho họ khỏa thân để nhìn ngắm. Các phi tần không ai dám chống lệnh đành nhẫn nhịn mua vui.
Có một lần, ông triệu kiến các phi tần của mình rồi ép họ trút bỏ y phục để bản thân và các quan đại thần nhìn ngắm. Nhưng Hoàng hậu Vương Trinh Phong chỉ ngồi bên cạnh, dùng quạt che mặt, không cười cũng không nói. Nhìn thấy vậy, Lưu Úc cảm thấy giận dữ và nói: “Nhìn vẻ mặt nàng thật khó nhìn, cảnh vui nhộn như vậy sao lại không xem?”.
Hoàng hậu Vương nhanh trí trả lời: “Có nhiều cách giải trí, nhưng chưa bao giờ thiếp thấy cách giải trí thế này. Cách giải trí của gia tộc nhà thần thiếp không như vậy”.
Lưu Úc hoàng đế đã rất tức giận, sau đó liền đuổi Hoàng hậu ra ngoài, tuy nhiên ông hoàng cũng không còn hứng ngắm các phi tần. Sự việc này được đồn ra ngoài, ai nấy trong cung đều khen ngợi sự dũng cảm của Vương Hoàng hậu.
Và Tống Minh Đế Lưu Úc không thể sinh con, đành để người phụ nữ mình yêu thương đi mượn giống. Đối với khoa học kỹ thuật ngày nay, “mượn giống” là thụ tinh nhân tạo để tránh tiếp xúc về thể xác nam nữ. Tuy nhiên, Lưu Úc lại sống vào thời Nam Bắc Triều cách đây hơn 1.500 năm trước, chưa hề có kỹ thuật này mà vẫn cần nam nữ quan hệ tình dục để sinh con. Vì thế, việc ông chấp nhận mượn giống quả thật không hề dễ dàng.
Sau khi sàng lọc kỹ càng, Lưu Úc quyết định chọn Lý Đạo Nhi, người vốn có quan hệ khá tốt với vua. Vua cho rằng như vậy sẽ không lo bí mật mượn giống của mình truyền ra ngoài. Hơn nữa, Lý Đạo Nhi vốn là thầy giáo của Lưu Úc, sẽ đảm bảo tố chất tốt nhất cho đời sau.
Sử sách Trung Quốc ghi chép về việc mượn giống sinh con trai của Lưu Úc không giống nhau. Theo “Tống thư”, ban đầu Lưu Úc rất thích Trần Diệu Đăng nhưng một thời gian sau thì chán. Trần Diệu Đăng không gặp được vua, bèn chủ động muốn lấy Lý Đạo Nhi và được Lưu Úc phê chuẩn. Tuy nhiên, sau đó lâu ngày không gặp Trần Diệu Đăng, vua bèn thương nhớ đón bà vào cung. Không lâu sau thì bà sinh được một cậu con trai.
Tuy nhiên, nhiều người không tin vào “Tống thư”, cho rằng đó là chuyện hoang đường. Theo sử sách đời sau của nhà Tống, trong “Tư trị thông giám” của nhà sử học kiêm thừa tướng Tư Mã Quang (1019-1086), Lưu Úc đã tính toán từ trước, cố ý tặng Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi, sau đó chờ bà có thai mới đón về cung.
Lưu Úc sau khi có một hoàng tử vẫn cảm thấy chưa đủ. Tuy nhiên, do bản thân có vấn đề, mà không thể lại mượn giống của đại thần, Lưu Úc đã nghĩ ra một cách vô cùng tàn nhẫn. Vua bí mật cử người điều tra xem thê thiếp của các vương gia người nào đang mang thai, sau đó đưa vào cung chờ ngày sinh nở. Nếu người đó sinh được con trai, vua lập tức hạ lệnh giết mẹ, để lại con, đưa cho phi tần của mình nuôi nấng.