Càn Long – Vị hoàng đế vĩ đại của triều Thanh
Thanh Cao Tông (sinh ngày 25/9/1711, tức năm Khang Hi thứ 50 – mất ngày 7/2/1799, tức năm Gia Khánh thứ 4), niên hiệu Càn Long, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ 4 của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh.
Càn Long là hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc (88 tuổi), thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài hơn 60 năm từ 11/10/1736 đến 1/9/1795, và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh.
Hậu cung của Càn Long
Sử sách chép lại, trong suốt thời gian trị vì, vua Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 bà phi chưa kể hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng khác. Không chỉ riêng Càn Long mà các bậc đế vương Trung Hoa xưa đều có nghĩa vụ phải “ban ân mưa móc” để tạo dòng “thánh chủng”, nhằm nối tiếp sự trị vì cho dòng họ của mình.
Tuy nhiên, để bản thân không trở thành một ông vua bạc nhược, suốt ngày chìm đắm trong tửu sắc và chuyện phòng the, Càn Long cũng đề ra những quy định rất riêng cho các bà phi tần ở chốn hậu cung.
Để mọi việc không bị nhốn nháo, việc phục vụ nhu cầu tình cảm cho Càn Long được bố trí hết sức nghiêm ngặt. Các bà hoàng hậu, phi tần, cung nữ đều được trao các thẻ bài khác nhau. Mỗi tối khi hoàng đế cơm nước xong xuôi, viên thái giám phụ trách việc phòng the đặt thẻ bài vào một chiếc đĩa rồi dâng lên cho vua ngự.
Nếu Càn Long hôm đó cảm thấy mệt, không có hứng thú chuyện chăn gối thì ông sẽ nói: “Lui”, còn nếu không thì ông sẽ lấy một thẻ bài đại diện cho 1 cung tần nào đó rồi đưa cho 1 viên thái giám khác.
Khi đã được ban thẻ bài, viên thái giám sẽ đi đến phòng của nữ nhân vừa được vua chọn rồi yêu cầu họ tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, viên thái giám này sẽ dùng một chiếc chăn lớn để cuốn nữ nhân đang khỏa thân đó vác lên vai để đến phòng của vua hầu ngủ. Trên giường vua, nữ nhân này không được nằm ngang với vua mà phải chui từ dưới chân hoàng đế lên, coi như là được ban phước lộc.
Dù là chuyện chăn gối tế nhị, nhưng mặc dù nhà vua vẫn hành lạc mây mưa bên trong thì bên ngoài các thái giám vẫn phải chờ đợi để… tính giờ. Khi đến giờ quy định, viên thái giám sẽ hô to: “Đến giờ rồi”.
Sau 3 lần hô, nếu hoàng đế không có tín hiệu thì viên thái giám sẽ không dám đả động đến chuyện “giường chiếu” của đấng tối cao nữa. Còn nếu Càn Long có tín hiệu thì ngay lập tức viên thái giám sẽ đi vào tận giường vua và vác nữ nhân vừa hầu ngủ về phòng cũ.
Điều bí ẩn trong lăng mộ của Càn Long và các phi tần
Điều đáng kinh ngạc hơn vào năm 1975 khi cục văn vật quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4.
Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước.
Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này.
Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.
Tháng 8 năm 1928 sau khi nghe tin lăng mộ của tổ tiên bị đào bới, vua Phổ Nghi đã vô cùng tức giận và lệnh cho người đến xử lý.
Khi dọn dẹp trong địa cung của Dụ lăng, mọi người phát hiện ra một thi thể nữ còn nguyên vẹn, điều này cũng được tìm thấy trong nhật ký ghi chép của Thanh thất dị thần khi tham gia chỉnh lý và dọn dẹp khu lăng mộ.
Theo phán đoán của các Thanh thất dị thần thì thi thể nữ này là của Lệnh nghi hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi.
Trong địa cung của Dụ lăng tổng cộng có 6 ngôi mộ, có người chết và nhập táng trước bà, cũng có người sau bà, có người trẻ hơn có người thì già hơn nhưng tại sao tất cả 5 người khác thì đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có thi hài của bà sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích.