2015-10-03 10:12:42
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"bi-an":"b\u00ed \u1ea9n","can-long":"C\u00e0n Long","khang-hy":"Khang Hy","lich-su":"l\u1ecbch s\u1eed","ung-chinh":"Ung Ch\u00ednh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEwLzAzL2toYW5nLWh5MV8xNDQzODQxOTYyLTEyMDEwOGJpLWFuLXRoYXktZG9pLWxpY2gtc3UtY2FuLWxvbmctY2hpbmgtbGEtY29uLXJ1b3QtY3VhLWtoYW5nLWh5LmpwZw.webp

Bí ẩn thay đổi lịch sử: Càn Long chính là con ruột của Khang Hy?

Liệu Càn Long có phải là con ruột của Ung Chính hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã đặt ra không ít giả thiết.

Thanh Thánh Tổ (chữ Hán: 清聖祖, 4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), còn gọi là Khang Hi Đế (康熙帝), là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu[1][2] và là hoàng đế Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.

Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Ông có niên hiệu là Khang Hi (康熙), nên thường gọi là Khang Hi đế (康熙帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).
Thánh Tổ hoàng đế tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), sinh vào ngày 4 tháng 5, năm 1654 tại Bắc Kinh. Là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị, vốn là Hán quân Chính lam kỳ, sau được nhập vào Mãn quân Tương hoàng kỳ. Ông được dạy dỗ chu đáo từ nhỏ, tỏ ra thông minh ham học, lên 5 tuổi bắt đầu học hành[3][4].

Ngày 2 tháng 1, năm 1661, Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì Thế Tổ Thuận Trị đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Bà nội ông là Hiếu Trang hoàng thái hậu ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị. Thuận Trị Đế bèn tuyên bố lập Huyền Diệp trở thành Tân đế, đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Không lâu sau đó Thuận Trị Đế qua đời.

Ngày 7 tháng 2, năm 1662, Huyền Diệp bấy giờ 8 tuổi lên ngôi, lấy niên hiệu là Khang Hi (康熙), sử gọi là Khang Hi Đế (康熙帝). Hiếu Trang hoàng thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu, giúp đỡ Tân đế còn nhỏ cùng 4 vị đại thần giải quyết chính sự.


Thanh Thánh Tổ (chữ Hán: 清聖祖, 4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), còn gọi là Khang Hi Đế (康熙帝), là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.

Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Ông có niên hiệu là Khang Hi (康熙), nên thường gọi là Khang Hi đế (康熙帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).

Thánh Tổ hoàng đế tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), sinh vào ngày 4 tháng 5, năm 1654 tại Bắc Kinh. Là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị, vốn là Hán quân Chính lam kỳ, sau được nhập vào Mãn quân Tương hoàng kỳ. Ông được dạy dỗ chu đáo từ nhỏ, tỏ ra thông minh ham học, lên 5 tuổi bắt đầu học hành.

hoang-de-phunutoday-vn
Hoàng Đế Khang Hy

Ngày 2 tháng 1, năm 1661, Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì Thế Tổ Thuận Trị đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Bà nội ông là Hiếu Trang hoàng thái hậu ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị. Thuận Trị Đế bèn tuyên bố lập Huyền Diệp trở thành Tân đế, đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Không lâu sau đó Thuận Trị Đế qua đời.

Ngày 7 tháng 2, năm 1662, Huyền Diệp bấy giờ 8 tuổi lên ngôi, lấy niên hiệu là Khang Hi (康熙), sử gọi là Khang Hi Đế (康熙帝). Hiếu Trang hoàng thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu, giúp đỡ Tân đế còn nhỏ cùng 4 vị đại thần giải quyết chính sự.
Việc Hoàng đế Khang Hy truyền ngôi cho Ung Chính phải chăng chỉ nhằm mục đích “dọn đường” để Càn Long thuận lợi đăng cơ sau này?

Vào cuối đời, Khang Hy đã phải chứng kiến cuộc tranh giành ngai vị khốc liệt của các hoàng tử. Thất vọng trước cảnh “nồi da xáo thịt” ấy, ông đã đặt cả niềm tin vào “hoàng tôn” (cháu ruột) của mình lúc bấy giờ là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, cũng chính là Hoàng đế Càn Long sau này.

Chính vì điều này mà có nhiều học giả cho rằng, việc Khang Hy truyền ngôi cho Ung Chính nhằm mục đích “dọn đường” để Hoằng Lịch sau này thuận lợi đăng cơ.

Trong lịch sử Trung Quốc, Càn Long là vị vua sở hữu nhiều kỷ lục. Không chỉ là hoàng đế thọ nhất, Càn Long còn là vị vua tại vị lâu nhất, là hoàng đế xa hoa bậc nhất Thanh triều.

Thuở thiếu thời, Càn Long được ông nội là Khang Hy tận tâm bồi dưỡng, hết mực yêu thương, tới khi thành niên cũng thuận lợi đăng cơ. Sau này nhờ mở rộng bờ cõi, Đại Thanh dưới thời Càn Long đã trở thành một đế quốc, triều đại của ông cũng vô cùng thịnh trị, phồn vinh.

Tuy nhiên thân thế của vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất Thanh triều này lại luôn là một bí ẩn đối với hậu thế.

Liệu Càn Long có phải là con ruột của Ung Chính hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã đặt ra không ít giả thiết. Trong đó có giả thiết cho rằng, Càn Long trên danh nghĩa là con trai Ung Chính, nhưng thực chất lại là con ruột của Hoàng đế Khang Hy.

Bí ẩn xung quanh di chiếu truyền ngôi của Khang Hy

Từ trước tới nay, việc Ung Chính đăng cơ sau khi Khang Hy băng hà luôn là mối hoài nghi của các nhà sử học.

“Khang Hy thực lục” có viết: Ung Chính vui giận thất thường, tính khí nóng nảy, Khang Hy nhiều lần tỏ ra không hài lòng với vị hoàng tử này, càng không có khả năng chọn ông làm người kế vị.

Sinh thời, Ung Chính vốn không được phụ hoàng yêu quý, nhưng sau này lại đường đường chính chính bước lên ngai vị nhờ vào di chiếu truyền miệng của vua cha. Việc kỳ lạ này khiến hậu thế không khỏi nghi ngờ.

hoang-de-phunutoday-vn
Hoàng Đế Càn Long

Chưa dừng lại ở đó, thái độ của Ung Chính đối với Càn Long trước và sau khi lên ngôi hoàn toàn bất đồng. Điều này càng làm nảy sinh nhiều câu hỏi về mối quan hệ thực sự giữa hai vị vua nổi tiếng trên.

Chương 16 thuộc phần phụ lục của cuốn “Khang Hy Hoàng đế tự truyện” có ghi lại lời dụ:

“Dụ Cố thái giám: Ngày hôm trước trẫm có nói câu “tâm thực trừ tặc, ý bất hư phát” (mối họa thực sự đã được trừ bỏ, trong lòng mới an). Nay Cát Nhĩ Đan đã chết, kẻ kế vị lại quy thuận triều đình ta. Chuyện này coi như đã thành toàn. Trẫm đã từng ba lần chinh chiến trên sa mạc, ăn gió nằm sương, làm nên đại sự. Nay quân Mông đã dẹp yên, lòng trẫm không còn gì vướng bận. Vài ngày nữa trẫm về cung, tránh để việc này truyền ra ngoài. Đặc dụ!”

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, ngoại xâm nội phản đã dẹp yên, Khang Hy sở dĩ muốn “về cung”, ít thiết triều rất có thể là vì không muốn nhìn thấy cảnh các hoàng tử ngày đêm tranh quyền đoạt vị.

Nhưng cũng rất có thể ông muốn “về cung” để có thời gian bồi dưỡng cho Hoằng Lịch (Càn Long) thành tài để sau này kế vị.

Chính sử Thanh triều cũng ghi: ngay từ khi còn nhỏ, hoàng tôn Hoằng Lịch đã được hai vị phi tần của Khang Hy nuôi dưỡng trong cung.

Càn Long nhiều lần thừa nhận Khang Hy là cha ruột

Năm Càn Long thứ 60, Càn Long nhường ngôi cho Thái tử, lên làm Thái thượng hoàng, chuyển vào Gia Khánh điện. Tính đến năm đó, thời gian tại vị của Càn Long đúng bằng Khang Hy (61 năm).

Nhiều người cho rằng việc chủ động nhường ngôi này là vì Càn Long không muốn bất kính với tổ phụ (ông nội).

Trong khi đó, thời gian Càn Long tại vị còn dài hơn so với Ung Chính. Như vậy có thể thấy, tình cảm của vị hoàng đế này đối với Khang Hy còn khăng khít hơn với phụ thân của mình.

Trong “Thượng dụ đương”, Càn Long gọi triều đại của mình là “Khang – Càn thịnh thế”. Hai chữ “thịnh thế” này chỉ gắn với bản thân ông và Khang Hy hoàng đế, chứ không hề nhắc tới phụ thân là Ung Chính.

Cuốn “Vĩnh Hiến lục” của Tiêu Thích cũng từng viết: Ung Chính khi mới lên ngôi đã sắc phong Lạp thị là Hoàng hậu, Niên thị làm Vi Quý phi, Lý thị làm Tề phi, còn Tiền thị làm Hy phi. Vị Hy phi này chính là mẫu thân của Càn Long.

Tuy nhiên Hy phi lại có xuất thân đặc biệt. “Mãn học nghiên cứu” tập II khẳng định: Tiền thị tiến cung vào năm Khang Hy thứ 49, nhưng không được sắc phong bất kỳ danh vị nào, tới mấy năm sau mới được đưa vào Ung vương phủ của Tứ hoàng tử (Ung Chính sau này).

Nói cách khác, trước khi trở thành thiếp của Ung Chính, mẹ của Càn Long đã từng nằm trong hậu cung của Khang Hy.

Sau khi lên ngôi, Càn Long đã đổi tên Ung vương phủ năm xưa thành Ung Hòa cung để thờ phụng tổ phụ Khang Hy. Tháng giêng hằng năm, Hoàng đế đều đến nơi này thắp hương tế lễ để bày tỏ lòng thành.

Vào năm 80 tuổi, Càn Long khi đến Ung Hòa cung thắp hương đã làm một bài thơ. Trong đó có một câu thơ đầy ẩn ý: “Đáo tư mỗi ức ngã sinh sơ” (nhớ lại lúc ta sinh tại nơi này).

Ý thơ này chính là sự hồi tưởng của Càn Long về tuổi thơ được Khang Hy nuôi dưỡng tại nơi này. Phải chăng vị vùa này không những khẳng định đây là nơi mình sinh ra, mà còn gián tiếp thừa nhân Khang Hy là cha ruột?

Nếu giả thiết trên là sự thật, thì việc truyền ngôi cho Ung Chính chẳng qua chỉ là một quân cờ “trung gian” để Khang Hy đường đường chính chính trao Đại Thanh vào tay con trai của mình là Hoàng đế Càn Long mà thôi.

Tuy nhiên việc Càn Long có thực là con ruột của Khang Hy hay không, cho tới nay vẫn chỉ là suy đoán của hậu thế!

Đâu là hành vi gian trá nhất trong đời Tào Tháo?
Đâu là hành vi gian trá nhất trong đời Tào Tháo?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Vốn được mệnh danh là một kẻ gian hùng, hành vi gian trá nhất trong đời Tào Tháo chính là không chiếm đoạt ngôi vị hoàng đế.
Khám phá bí mật “chốn phòng the” của 12 cung hoàng đạo
Khám phá bí mật “chốn phòng the” của 12 cung hoàng đạo
(Chia sẻ) – (Phunutoday) – 12 cung hoàng đạo có quan điểm về chuyện phòng the như thế nào, bạn có biết không?
Tịch thu hơn 1 tạ tim lợn mốc xanh đang được bày bán giữa chợ
Tịch thu hơn 1 tạ tim lợn mốc xanh đang được bày bán giữa chợ
(Xã hội) – (Phunutoday) – Đoàn công tác đã tịch thu hơn 100kg tim lợn đông lạnh này, giao cho lực lượng Thú y quận Nam Từ Liêm tiêu hủy.

Bài viết mới nhất

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...

KỲ DUYÊN CHUẨN BỊ CHO VÒNG BÁN KẾT TẠI MISS UNIVERSE

Vòng bán kết Miss Universe 2024 diễn ra từ 9h00 ngày 15.11 và tại đấu trường Arena CDMX của thủ đô Mexico. Sau 3 tuần...

Hoa hậu Thanh Thủy – Viên ngọc Việt tỏa sáng rực rỡ tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy đã trở thành cô gái Việt Nam đầu tiên đạt được danh hiệu cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu...

YOGA: TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP HIỆU QUẢ TỪ BÊN TRONG

Tập luyện Yoga thường xuyên không chỉ giúp cơ thể trở nên linh hoạt và săn chắc mà còn mang lại nhiều lợi ích...

Việt Nam giành HCĐ ở giải vô địch quyền Judo thế giới 2024

Nối tiếp thành công năm ngoái, Judo Việt Nam lên đường sang Mỹ tham dự giải vô địch quyền thế giới...